Dùng AI phát hiện các dấu hiệu Covid-19 qua… giọng nói?
Các nhà khoa học đang nghiên cứu tạo ra một ứng dụng đặc biệt có thể xác định người khám có thể mắc Covid-19 hay không bằng cách phân tích… giọng nói.
Nghiên cứu này do các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon (CMU) – một trường đại học nghiên cứu tư thục có trụ sở tại Pittsburgh, Pennsylvania thực hiện.
Máy dò giọng nói xác định người mắc Covid-19 sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để phân tích giọng nói và cho người khám điểm số. Người dùng phải ho nhiều lần và ghi lại một số nguyên âm nhất định và bảng chữ cái bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính.
Số điểm là một đánh giá theo thang điểm từ 1-10 cho người tham gia khám biết khả năng giọng nói có liên quan đến Covid-19 hay không. Xếp hạng trả về càng cao, khả năng bị nhiễm bệnh càng cao. Ngoài ra, hệ thống cung cấp đánh giá về tình hình phổi.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, ứng dụng chưa thể được coi có thể thay thế các xét nghiệm y tế mà chỉ mang tính chẩn đoán tham khảo.
“Chúng tôi có nó để cho mọi người biết nó hiện đang hoạt động như thế nào, nhưng mục tiêu chính của chúng tôi tại thời điểm này là thu thập số lượng lớn các bản ghi âm mà chúng tôi có thể sử dụng để tinh chỉnh thuật toán thành thứ gì đó hữu ích cho cộng đồng y tế”, giáo sư Bhiksha Raj, người tham gia nghiên cứu ứng dụng nói.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đặt niềm tin cho rằng ứng dụng cuối cùng có thể có thể theo dõi sự lây lan của coronavirus khi nhiều dữ liệu được thu thập đầy đủ.
“Nếu ứng dụng được đưa ra như một dịch vụ công cộng, kết quả của chúng tôi sẽ phải được xác nhận bởi các chuyên gia y tế và được chứng thực bởi một cơ quan như CDC”, ông Raj Raj lưu ý.
Các nhà nghiên cứu của Carnegie Mellon nhấn mạnh ứng dụng này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) chấp thuận nhưng hi vọng sẽ sớm được cấp phép.
Trang Phạm
Phát hiện cực nóng: Người ngoài hành tinh là robot bất tử?
Theo nhà nghiên cứu Susan Schneider, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tồn tại ở nơi nào đó trong vũ trụ từ hàng tỷ năm trước. Do không bị chi phối bởi gene di truyền giống như những sinh vật trên Trái Đất nên người ngoài hành tinh có thể bất tử.
Người ngoài hành tinh đến từ đâu, có diện mạo như thế nào và cuộc sống ra sao... là những câu hỏi khó giải mà giới khoa học "điên cuồng" tìm kiếm câu trả lời trong suốt nhiều năm qua.
Liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Susan Schneider công tác ở Đại học Connecticut, Mỹ có nhận định đáng chú ý.
Cụ thể, nhà nghiên cứ Schneider cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tồn tại ở nơi nào đó trong vũ trụ và có tuổi thọ lên đến hàng tỷ năm tuổi.
Theo nhà nghiên cứu Schneider, những nền văn minh khác có thể là các dạng siêu trí tuệ nhân tạo ngoài hành tinh mà con người chưa thể tạo ra trên Trái Đất.
"Có thể có nhiều sự sống trong vũ trụ nhưng trí tuệ ngoài hành tinh có thể ở giai đoạn hậu sinh học và phát triển từ nền văn minh của các tổ chức sinh học", tiến sĩ Schneider nhận định.
Do không bị chi phối bởi gene di truyền giống như những sinh vật trên Trái Đất mà hoạt động nhờ công nghệ nên người ngoài hành tinh có thể đạt được sự bất tử.
Các nền văn minh AI ngoài hành tinh có thể vô cùng thông minh, có sự phát triển vượt bậc và đang theo dõi Trái Đất từ xa.
Nếu giả thuyết này là đúng thì những người ngoài hành tinh mà chúng ta có thể gặp mặt sẽ lớn tuổi hơn nhiều so với con người trên Trái đất.
Tâm Anh
Theo Kienthuc.net.vn/Metro
Nhiều loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng Theo đánh giá của Viện nghiên cứu nguồn lợi thủy sản Việt Nam, tuy nước ta có hệ sinh thái biển phong phu, đa dang, la nơi sinh sông va phat triên cua nhiêu loai thủy sản đăc hưu, quý, hiếm, trong đo co nhưng loai không tim thây ơ nơi nao khac trên thê giơi. Nhưng hiện nay nhiều loài thủy sản...