Dune – Thánh kinh của khoa học viễn tưởng
‘ Dune’, còn có tên gọi ‘Xứ Cát’, là một tác phẩm kinh điển không hề dễ đọc ngay cả những người đam mê khoa học giả tưởng.
Phim điện anh Dune 2 ( Xứ Cát 2) công chiếu tháng Ba năm nay đang gây chú ý ở mọi rạp chiếu trên khắp thế giới.
Dune không chỉ hứa hẹn sẽ phá nhiều kỷ luật về doanh thu mà còn được giới chuyên gia và các website đánh giá phim rất cao cả về nội dung, kỹ xảo, diễn xuất và âm nhạc.
Đây có thể coi là một điều ngạc nhiên khi Dune còn với cái tên gọi Xứ Cát là một tác phẩm văn chương kinh điển không hề dễ đọc ngay cả những người đam mê khoa học giả tưởng.
Dune (Xứ Cát) hội tụ trí tưởng tượng về một thế giới mà con người là giống loài liên hành tinh và phương pháp kể chuyện anh hùng qua phong cách ẩn dụ và tiên tri.
Dune được nhà báo Frank Herbert – sau này trở thành nhà văn toàn thời gian lên ý tưởng và hoàn thành vào thập niên 1960. Đây là khoảng thời gian hai cường quốc thế giới Mỹ cùng với Liên Xô cạnh tranh nhau từng chút một trong cuộc đua khám phá không gian và vũ trụ.
Không chỉ Frank Herbert chịu sự ảnh hưởng của thập niên không gian này, mà còn nhiều nhà văn khác. Cùng thời gian với Dune, Star Trek rất thành công trong dòng sách khoa học giả tưởng.
‘Dune’ tạo ra một thế giới rộng lớn và phức tạp.
Khác với Star Trek khi nội dung mang đậm tính không gian và phù hợp với người đọc hơn khi lấy trọng tâm là một con tàu không gian được chỉ huy bởi thuyền trưởng và các cộng sự nhằm tìm kiếm những hành tinh hay nền văn hóa mới trong vũ trụ, Dune lại tạo ra một thế giới rộng lớn và phức tạp hơn rất nhiều.
Trong Dune cũng có những con tàu không gian khổng lồ, các con quái vật đáng sợ như sâu cát, nhưng trọng tâm của tác phẩm tập trung vào các mối quan hệ phức tạp giữa các gia tộc quyền lực nhất.
Đối với Frank Herbert, dù cho vũ trụ có rộng lớn đến đâu, có bao nhiêu hành tinh hay chủng tộc đi nữa thì con người vẫn là giống loài có sức mạnh bá chủ. Và khi đã lấy con người làm trọng tâm, Frank Herbert đã sử dụng thủ pháp cổ xưa: hình thức kể chuyện anh hùng để mô tả và lôi kéo người đọc đến với Xứ Cát.
Dune là câu chuyên khoa học giả tưởng nhưng kể về sự mâu thuẫn và kình địch giữa các gia tộc trong một hệ thống chính trị mà hoàng đế là người có quyền lực nhất. Điều này gợi nhớ đến các sử thi và thánh kinh có từ thời thượng cổ như Iliad của Hy Lạp, Mahabharata của Ấn Độ và Cựu ước của Thiên Chúa giáo. Những câu chuyện này đều có điểm chung là được kể dưới dạng truyền khẩu và ẩn dụ.
Đây cũng là sự lý giải cho việc tại sao Dune lại khó đọc đối với đa số độc giả từ thập kỷ 1960 cho tới tận bây giờ. Nhưng đây cũng chính là điểm độc nhất vô song của Dune mà các tác phẩm khoa học giả tưởng khác không có.
Frank Herbert đã lồng ghép rất khéo léo nhiều chi tiết bí ẩn và khó đoán ngay từ những trang đầu tiên. Giống như Sáng thế ký, Dune được bắt đầu bằng “Lúc khởi đầu là thời điểm cực kỳ trân trọng…”.
Song đó là một đoạn trích trong một cuốn sách mãi sau này mới được viết khi những sự kiện trong Dune đã diễn ra từ hàng nghìn năm.
Nếu coi Dune là một cuốn kinh thánh, thì Gia tộc Atreisdes trong Dune chính là Dân được Chúa chọn. Trong Cựu ước, tổ phụ của người Do Thái cũng bắt đầu bằng chữ A – Abraham và ở Dune ta có Atreisdes.
Nhân vật chính trong Dune là Paul – hoàng tử của Atreisdes và Jessica mẹ chàng cũng là người vợ của cha Paul – Công tước Leto, người đã bị ám sát và dẫn đến sự sụp đổ của Atreisdes.
Nội dung tiếp theo trong Dune là một cuộc đi đày trong sa mạc của Paul và Jessica ở Arrakis – Xứ Cát như dân Do Thái phải lang thang trong sa mạc 40 năm được ghi lại ở kinh thánh. Trong cuộc lưu đày này, Paul học cách trở thành người lãnh đạo và chứng minh mình chính là Muad’Dib – Đấng cứu thế của Xứ Cát.
Và cái kết là Paul đã rửa được nỗi nhục của gia tộc, tiêu diệt kẻ thù và trở thành hoàng đế không chỉ của Xứ Cát mà là cả vũ trụ trong Dune.
Dune không chỉ là mang tính ẩn dụ trong tôn giáo mà còn được kể bằng một kết cấu kinh điển của thể loại Anh hùng: khởi đầu, biến cố và cái kết có hậu.
Việc sử dụng thủ pháp trong tôn giáo hay sử thi không phải là điều mới mẻ. Việc kể một câu chuyện có ba phần rõ ràng còn phổ biến hơn, nhưng rất ít tác phẩm có thể so sánh được với Dune .
Đối với những người đọc đam mê dòng sách kinh điển, Dune có sự vĩ đại không kém gì Chúa tể của những chiếc nhẫn trong thế giới văn chương hiện đại.
Còn đối với người đọc phổ thông, Dune hiện thân cho một câu chuyện phiêu lưu trong một thế giới vô định và đầy rẫy nguy hiểm. Nhưng trong thế giới đó, con người nhận ra khả năng và giá trị thực sự của bản thân giữa nghịch cảnh. Rồi từ đó vươn lên trở thành lãnh đạo hay đấng cứu thế cho thế giới của chính mình.
'Dune: Phần hai' tiếp tục hé lộ về bước ngoặt của 'đấng cứu thế'
Trailer thứ 2 của phim tiết lộ khoảnh khắc nhân vật chính Paul Atreides có nhận thức rõ ràng về những viễn cảnh tăm tối, kinh hoàng sẽ xảy ra khi cậu trở thành người nắm quyền kiểm soát 'cuộc chơi.'
Timotheé Chalamet trong vai Paul Atreides. (Ảnh chụp màn hình)
Bước vào phần hai của tác phẩm điện ảnh chuyển thể về Hành tinh cát "Dune: Phần hai" (Dune: Part two), khán giả sẽ tiếp tục theo chân Paul Atreides trong cuộc chiến sống còn ở xứ Arrakis. Càng lúc, Paul (Timotheé Chalamet) càng hé lộ bản chất của mình, khi chứa đựng cả hai mặt thiện và ác.
Trong trailer thứ 2 mới ra mắt, nam chính mừng rỡ khi được hội ngộ Gurney Halleck - người thầy và vị tướng tài ba của nhà Atreides sau cuộc tấn công bất ngờ ở tổng hành dinh. Cả hai cùng nhau bước vào cuộc chiến đã được tiết lộ ở phần 1, chống lại nhà Harkonnen và đoàn quân của Hoàng đế.
Trong một cuộc nói chuyện ngắn giữa hai thầy trò, Gurney đặt câu hỏi vì sao Paul dè dặt, không dùng lời sấm truyền để huy động sức mạnh thể chất cũng như trí lực của người Fremen. Paul lập tức đáp lại rằng việc đó sẽ chỉ dẫn tới kết quả kinh khủng.
Khi Gurney Halleck nhận định rằng đó là vì cậu mất kiểm soát, thì ngược lại, Paul tiết lộ cậu thực chất đã làm chủ được năng lực ấy, ngụ ý chính mình là nguyên nhân gây ra viễn cảnh tối tăm trong tương lai.
Theo thông tin được tiết lộ ở Phần một, thủ lĩnh mới của nhà Atreides - Paul - đóng vai trò tối quan trọng trong cuộc chiến. Bằng những cách thức tinh vi, nhóm người siêu việt Bene Gesserit đã gieo rắc trong tâm trí người Fremen lời tiên tri rằng sẽ có một anh hùng xuất hiện. Đó là người sẽ dẫn dắt họ qua trận đánh lớn, giành lại cho họ tự do, hạnh phúc và sự ấm no.
Người đó không ai khác chính là Paul. Theo nguyên tác (tiểu thuyết), Paul không hoàn toàn là người tốt, đặc biệt khi cậu đưa ra những quyết định nhằm thao túng tình thế chính trị.
Trailer 2 tiết lộ tạo hình sắc lạnh của Hoàng đế Shaddam IV do Chrisopher Walken thủ vai. (Ảnh chụp màn hình)
Cũng ở trailer thứ 2, nam diễn viên kỳ cựu Christopher Walken trong tạo hình của Hoàng đế Shaddam IV cuối cùng đã xuất hiện. Ông được khắc họa bằng tông màu lạnh, đặc biệt là khi con gái ông - công chúa Irulan (Florence Pugh) tiết lộ Paul Atreides vẫn còn sống sau cuộc "đánh úp" bất ngờ trước đó.
Cùng phe với Hoàng đế là nhà Harkonnen tàn bạo. Sự xuất hiện của Nam tước Vladimir Harkonnen và người cháu Feyd (lần lượt do Stellan Skarsgard và Austin Butler thủ vai) sẽ là hai trong nhiều điểm nhấn của phần phim thứ 2 này.
Trailer bản tiếng Việt của phim:
"Dune: Hành Tinh Cát" mang đến điều mới mẻ nào mà khán giả không thể bỏ lỡ Sự trở lại của Dune: Hành Tinh Cát - Phần Hai đang khiến khán giả vô cùng háo hức. Sau thành công bùng nổ với 6 tượng vàng Oscar danh giá, Dune trở lại và chính thức đưa người xem bước vào cuộc chiến gay cấn, bùng nổ nhằm tranh giành quyền lực và hòa bình. So với phần phim đầu tiên, Dune:...