Đức vượt Mỹ về số lượng đăng ký xe điện mới trong năm 2020
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, năm 2020, Đức đã vượt qua Mỹ, thị trường quê hương của hãng xe điện tiên phong Tesla, về số lượng đăng ký xe điện mới.
Luợng xe điện tại Đức đăng ký năm 2020 tăng hơn 264% so với năm trước. Ảnh minh họa: TTXVN
Đây là kết quả khảo sát mới được Trung tâm Nghiên cứu năng lượng Mặt Trời và Hydro Baden-Wrttemberg (ZSW) công bố. Cũng theo khảo sát toàn cầu này, các hãng xe hơi của Đức đã cải thiện đáng kể vị thế trong năm qua.
Cụ thể, thị trường lớn nhất cho xe điện và xe hybrid (chạy điện và xăng) vẫn là Trung Quốc với 1,25 triệu chiếc đăng ký mới vào năm 2020. Con số này chiếm hơn 1/3 trong tổng số 3,18 triệu xe trên thế giới trong năm ngoái.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong khi thị trường Trung Quốc gần đây chỉ tăng trưởng 3%, thì mức tăng toàn cầu là 38%. Điều này chủ yếu là do sự tăng trưởng mạnh mẽ ở châu Âu.
Tại Đức, lượng đăng ký cao hơn 264% so với năm trước khi có tổng cộng 395.000 xe điện được đăng ký trong năm 2020. Trên toàn Liên minh châu Âu (EU), con số này thậm chí còn nhiều hơn một chút so với Trung Quốc, cụ thể là 1,37 triệu xe.
Mỹ đứng sau Trung Quốc và Đức, là thị trường lớn thứ ba với 322.000 xe điện/hybrid được đăng ký mới vào năm ngoái. Tiếp theo là Pháp (195.000), Anh (175.000) và Na Uy (108.000).
Video đang HOT
Theo chuyên gia Frithjof Stai thuộc ZSW, thị trường xe điện đang phát triển rất hứa hẹn ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở EU. Tuy nhiên, ông cho rằng sự bùng nổ này ở Đức là do tỷ lệ trợ cấp cao hơn, lên tới tối đa 9.000 euro tiền thưởng mua xe điện ở Đức, cũng như các biện pháp khác như thuế giá trị gia tăng (VAT) thấp hơn.
Tính đến cuối năm 2020 đã có 10,9 triệu chiếc xe điện và hybrid được đăng ký trên toàn thế giới, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm gần một nửa, trong khi ở Mỹ là 1,77 triệu xe. Đức có khoảng 569.000 xe và vẫn còn một khoảng cách xa để có thể đạt mục tiêu có từ 7-10 triệu xe vào năm 2030.
Theo ông Stai, để đạt được mục tiêu này, Đức cần có trung bình khoảng một triệu xe điện mới được đăng ký mỗi năm. Năm 2020 là một năm khá thuận lợi với các hãng xe Đức, thể hiện qua dữ liệu từ 19 thị trường lớn nhất của xe điện và xe hybrid.
Trong lĩnh vực sản xuất, Tesla đang dẫn đầu với gần 500.000 xe đăng ký mới trên toàn thế giới, tập đoàn VW đang dần bắt kịp với 422.000 xe ô tô điện/hybrid và tăng từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2.
BMW bảo vệ vị trí thứ 4 với 193.000 xe, Daimler cải thiện vị trí thứ 6 với 163.000 xe. Trong khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc SAIC và BYD chiếm vị trí lần lượt thứ 3 và thứ 5./.
Tesla vẫn đang "mất tiền" từ việc bán ô tô điện
Nếu không có lợi nhuận từ bán tín dụng carbon, ông lớn xe điện Tesla vẫn chưa thể thoát lỗ.
Vốn hóa Tesla đã bay 230 tỉ USD. Ảnh: AFP
Vốn hóa "bốc hơi" hơn 230 tỉ USD
Tuần từ 1 đến 5.3, cổ phiếu Tesla đã mất 11% giá trị, nối dài đà giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ tháng 5.2019.
Đà lao dốc của cổ phiếu Tesla vượt xa đà giảm chung của thị trường và thổi bay hơn 230 tỉ USD khỏi vốn hóa thị trường của hãng xe điện này trong 4 tuần qua.
Năm 2020, đà tăng mạnh của cổ phiếu cùng với nhiều quý lãi liên tiếp đã giúp hãng xe điện của Elon Musk góp mặt vào hàng ngũ công ty S&P 500.
Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng chuyển thành đà lao dốc mạnh trong năm 2021 giữa lúc nhiều hãng xe hơi lâu đời như General Motors Co., Ford Motor Co. và Volkswagen AG đều nhảy vào thị trường xe điện, công bố các dòng xe điện của riêng họ và dự định mở rộng quyết liệt trong thị trường mới nổi này.
Hãng xe điện tiên phong Tesla nằm trong nhóm giảm mạnh nhất trong chỉ số Nasdaq 100 và S&P 500 trong ngày 5.3. Vốn hóa thị trường của Tesla hiện ở mức 574 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 837 tỉ USD hồi cuối tháng 1.2021.
Các start-up xe điện quy mô nhỏ hơn như Lordstown Motors Corp., Nio Inc., Workhorse Group Inc. và XPeng Inc cũng giảm theo Tesla trong ngày 5.3.
Tesla vẫn đang "mất tiền" từ việc bán xe
2020 là năm đầu tiên trong lịch sử Tesla đạt lãi ròng cả năm. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này không đến từ việc sản xuất và bán ô tô điện - lĩnh vực chủ chốt của hãng.
Theo CNN Business, 11 tiểu bang của Mỹ yêu cầu các hãng sản xuất ô tô đến năm phải đạt một tỉ lệ nhất định trong doanh số là xe có mức phát thải bằng 0. Nếu không làm được việc đó, các hãng xe sẽ phải mua tín dụng carbon (carbon credit) từ những hãng đáp ứng vượt mức quy định đề ra, chẳng hạn như Tesla - công ty chỉ bán xe chạy điện.
Tín dụng carbon chính là mảng kinh doanh béo bở của Tesla. Trong 5 năm qua, Tesla đã thu về 3,3 tỉ USD từ bán tín dụng carbon. Riêng năm 2020, doanh thu từ tín dụng carbon là 1,6 tỉ USD, vượt xa khoản lãi ròng 721 triệu USD, đồng nghĩa nếu không bán tín dụng carbon, hãng đã có thêm một năm thua lỗ.
Năm 2020, giá cổ phiếu Tesla tăng 743%, đưa hãng này trở thành một trong những công ty đại chúng đắt giá nhất ở Mỹ và trên thế giới. Tuy nhiên, con số nửa triệu xe mà Tesla bán được trong 2020 chỉ bằng một phần nhỏ so với tổng cộng hơn 70 triệu ô tô được bán trên toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn ngành công nghiệp ô tô thế giới đang dịch chuyển về phía động cơ điện, vừa để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải thắt chặt, vừa để thỏa mãn nhu cầu xe điện ngày càng gia tăng. Ngoài ra, việc sản xuất xe điện cũng đòi hỏi ít nhân công, ít phụ tùng và ít chi phí hơn so với xe chạy động cơ đốt trong truyền thống.
Người Trung Quốc cân nhắc gì khi mua xe điện Khi suy nghĩ về việc chọn xe Tesla hay các thương hiệu nội địa, người Trung Quốc luôn cân nhắc hai điều: giá cả và phạm vi lái xe. Các công ty khởi nghiệp xe điện của Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ như Nio, Xpeng và Li Auto đã chứng kiến lượng giao hàng tăng mạnh vào năm ngoái, bất chấp...