Đức: Việc Ấn Độ mua dầu từ Nga không phải việc của chúng tôi!
Số liệu thống kê từ các nguồn thương mại cho thấy, Ấn Độ đã nhập khẩu lượng dầu cao kỷ lục từ Nga trong tháng 1/2023.
Cơ sở khai thác ở mỏ dầu Vankorskoye phía bắc thành phố Krasnoyarsk, Nga. (Nguồn: Reuters)
Ngày 22/2, trả lời phỏng vấn về chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến Ấn Độ vào ngày 25-26/2, Đại sứ Đức tại Ấn Độ Philipp Ackermann nói: “Việc Ấn Độ mua dầu từ Nga về cơ bản không phải là việc của chúng tôi. Đó là điều mà Chính phủ Ấn Độ quyết định và khi bạn mua dầu với giá rất thấp, tôi không thể đổ lỗi cho bất kỳ chính phủ nào đã mua mặt hàng đó”.
Bên cạnh đó, Đại sứ Ackermann cũng cho rằng, Ấn Độ là ứng cử viên rất thích hợp ở một số giai đoạn để đưa ra giải pháp cho xung đột Nga-Ukraine nhưng không phải bây giờ.
Video đang HOT
Theo Đại sứ Ackermann, đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của Thủ tướng Olaf Scholz trong nhiệm kỳ hiện tại. Chủ đề thảo luận trong chuyến thăm này là thương mại song phương và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Số liệu thống kê từ các nguồn thương mại cho thấy, Ấn Độ đã nhập khẩu lượng dầu cao kỷ lục từ Nga trong tháng 1/2023 là 1,4 triệu thùng mỗi ngày, tăng 9,2% so với tháng 12/2022.
Cũng theo các số liệu này, Nga vẫn là nguồn cung dầu hàng đầu tính theo tháng cho Ấn Độ. Tiếp theo sau là Iraq và Saudi Arabia.
Tháng trước, dầu của Nga chiếm khoảng 27% trong số 5 triệu thùng dầu thô Ấn Độ nhập khẩu mỗi ngày. Ấn Độ là nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.
Số liệu cũng cho thấy trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 1/2023 (10 tháng của năm tài chính này hiện hành), Iraq tiếp tục là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Ấn Độ, trong khi Nga trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai, thay thế Saudi Arabia hiện ở vị trí thứ ba.
Đức rút cam kết tăng chi tiêu quốc phòng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine
Cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng là một tuyên bố quan trọng của Thủ tướng Olaf Scholz trước Quốc hội Đức vào tháng 2, chỉ vài ngày sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Politico
Vài ngày sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cam kết sớm đáp ứng mục tiêu chi cho ngân sách quốc phòng 2% GDP.
Tuy nhiên, hôm 5/12, Đức đã rút lại tuyên bố này. Berlin cũng đã phải tìm cách làm dịu những cảnh báo nội bộ về sự chậm trễ trong mua sắm máy bay chiến đấu mới.
Trong một cuộc họp báo, người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit đã hạ thấp kỳ vọng về chi tiêu quốc phòng của Đức, nói với các nhà báo rằng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng sẽ không được thực hiện trong năm nay, thậm chí cả trong năm tới.
"Vẫn còn để ngỏ liệu mục tiêu đó có đạt được vào năm 2023 hay không", ông Hebestreit cho biết, lưu ý thêm rằng Berlin kỳ vọng thận trọng trong đạt được mục tiêu trên trong giai đoạn lập pháp kết thúc vào năm 2025.
Bình luận của người phát ngôn Chính phủ Đức được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích liên quan đến năng lực quân sự của Đức 9 tháng sau khi Thủ tướng Olaf Scholz công bố về thay đổi lớn trong chính sách an ninh và quốc phòng.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã bị chính liên minh trong chính phủ chỉ trích nặng nề sau khi có thông tin cho rằng bà đã không đặt mua đủ đạn dự phòng mặc dù tình trạng thiếu hụt đã diễn ra từ lâu.
Chậm trễ mua 35 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cho lực lượng không quân Đức đang gây thêm bất đồng. Tuần trước, Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận trong một bức thư gửi Quốc hội nước này rằng việc mua F-35 có nguy cơ bị chậm trễ và dẫn đến chi phí phát sinh.
Bức thư của Bộ Quốc phòng Đức lưu ý rằng mục tiêu triển khai những chiếc F-35 đầu tiên vào hoạt động năm 2026 là rất tham vọng, viện dẫn các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng tại một căn cứ không quân cũng như chậm trễ trong thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết như giấy phép bay.
Đối với Chính phủ Đức, chậm trễ trong đáp ứng chi tiêu quốc phòng có nguy cơ trở thành một vấn đề ngày càng lớn đối với hình ảnh và uy tín của họ vào thời điểm Berlin tìm cách đảm nhận vai trò lớn hơn trong đảm bảo quốc phòng và an ninh trên trường châu Âu và quốc tế.
Thủ tướng Đức nói Ukraine sẽ bị ngăn gia nhập NATO trong 30 năm Thủ tướng Đức cho biết ông đã tìm cách đảm bảo với Tổng thống Nga rằng Ukraine sẽ không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp nhau tại Moskva, Nga ngày 15/2. Ảnh: Global Look Press Theo đài RT (Nga), phát biểu với...