Đức và Mỹ tỏ rõ quan điểm bất đồng về vấn đề Ukraine
Lựa chọn cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev đang được cân nhắc, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Washington. Tuy nhiên, lãnh đạo nước Đức lại nhấn mạnh quan điểm của mình rằng không có một giải pháp quân sự nào có thể giải quyết xung đột Ukraine.
“Khả năng sử dụng vũ khí sát thương vì mục đích tự vệ cho Kiev là một trong những phương án đang được cân nhắc. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chưa có quyết định nào được đưa ra. Thực sự thì nếu giải pháp ngoại giao thất bại, điều tôi sẽ nói với các cấp dưới của mình là tìm ra mọi phương án có thể để thay đổi những tính toán của Tổng thống Putin”, Tổng thống Mỹ nói trong cuộc họp báo chung với bà Merkel.
Mỹ và Đức đã tỏ rõ những quan điểm trái ngược về cách giải quyết tình hình Ukraine
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, người vừa có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Putin tại Moscow, lại có quan điểm khá trái ngược với ông Obama: “Chúng tôi theo đuổi một giải pháp ngoại giao, mặc dù chung tôi đã phải hứng chịu một số bất lợi. Tôi chưa bao giờ ủng hộ sử dụng quân sự cho cuộc xung đột này”.
Bà Merkel có thể sẽ bay tới Minsk vào hôm 11-2 để tham dự cuộc họp 4 bên bao gồm Nga, Ukraine, Đức và Pháp nhằm tìm ra một bản kế hoạch hoà bình cho tình hình tại miền đông Ukraine.
Tuy nhiên, bà Merkel cũng khá thẳng thắn về khả năng cuộc thảo luận sẽ không mang lại kết quả như mong muốn: “Nếu một bên nào đó nói thành công là một điều xa vời, thậm chí khi chúng ta đã nỗ lực rất nhiều, thì Mỹ và châu Âu lại phải ngồi lại và cố gắng tìm ra các phương án khác có thể thực hiện được”.
Mặc dù EU đã tạm hoãn áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga ngay trước cuộc thảo luận hoà bình, ông Obama vẫn khẳng định rằng các biện pháp cấm vận hiện tại vẫn phải được duy trì hiệu lực vì rõ ràng nó “chưa đủ để khiến ông Putin thay đổi hành động của mình”.
Mặc dù có thừa nhận những quan điểm khác nhau về tình hình Ukraine, 2 nhà lãnh đạo sau đó vẫn cố gắng hướng tới một mặt trận chung.
Video đang HOT
“Sự hung hăng của Nga đã khiến Mỹ, Đức và các đồng minh châu Âu khác đoàn kết hơn. Vẫn sẽ có những sự đáp trả mạnh mẽ, đồng nhất giữa Mỹ và châu Âu, điều này là hoàn toàn không thể thay đổi”, ông Obama cho hay.
“Đối với bất cứ ai đến châu Âu, tôi chỉ có thể nói rằng, nếu chúng tôi bỏ qua những nguyên tắc về chủ quyền lãnh thổ của mình thì chúng tôi sẽ không thể giữ vững hoà bình cho châu lục này”, bà Merkel nói, ám chỉ việc bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga và phong trào đòi li khai ở Donetsk và Lugansk.
Theo_An ninh thủ đô
Đức hai lần nói "Không" với những kế hoạch của Mỹ ở Iraq và Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã quyết định sử dụng giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine, thay vì mang vũ khí vào quốc gia này để đẩy lui lực lượng đòi ly khai ở miền Đông.
Thủ tướng Đức Angela Merkel quyết tâm giải quyết khủng hoảng Ukraine bằng biện pháp hòa bình. (Ảnh: AP)
Thất vọng và tức giận với ý định của Mỹ, song nhà lãnh đạo Đức vẫn hành động rất cẩn trọng. Hơn ai hết, bà Merkel là người hiểu rõ việc đưa vũ khí vào Ukraine có nguy cơ dẫn tới một kể cục bi thảm.
Khi kỷ niệm 10 năm nổ ra cuộc chiến ở Iraq ngày 20/3/2013, ông Frank-Walter Steinmeier, khi đó chưa trở thành Ngoại trưởng Đức, đã nhắc lại câu nói bất hủ của cựu Thủ tướng Gerhard Schrder khi ông này khước từ lời kêu gọi của Mỹ tham gia lực lượng đồng minh tấn công Iraq trong kế hoạch hạ bệ Tổng thống Saddam Hussein.
Từ chối Mỹ, ông Schrder nói đại ý rằng Đức sẵn sàng thể hiện tình đoàn kết, song ông không muốn mang về sự mạo hiểm cho đất nước mà ông lãnh đạo.
Không có Đức, Mỹ cùng một số đồng minh vẫn tấn công Baghdad và kết quả là Iraq trở thành bãi chiến trường đẫm máu, dường như không có hồi kết và cũng có thể là cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Theo một báo cáo của Quốc hội Mỹ, Washington tới nay đã đổ vào Iraq trên 800 tỷ USD và hàng nghìn lính Mỹ đã bỏ mạng ở nước này, trong khi đó, tình hình an ninh ở Iraq vẫn hết sức bất ổn, đặc biệt là sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Không chỉ Mỹ, các nước tham chiến cũng thiệt hại nghiêm trọng về người và của trong cuộc chiến ở quốc gia này.
Việc ông Schrder từ chối tham chiến ở Iraq từng đẩy quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh vào tình trạng nguội lạnh. Song lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn trong quyết định của vị cựu Thủ tướng Đức: Iraq đã trở thành thảm họa.
Trở lại với đương kim Thủ tướng Merkel trong vấn đề Ukraine, những câu nói nêu trên của cựu Thủ tướng Schrder khá tương đồng với quan điểm hiện nay của bà Merkel trong vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Đức không muốn làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như không muốn có thêm những căng thẳng với Nga thông qua việc cung cấp vũ khí cho Kiev.
Trước đây, có tới 2/3 số người Đức được hỏi phản đối Berlin tham chiến ở Iraq thì giờ đây, tâm lý chống Washington lại đang nổi lên ở Đức liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine khi cũng có gần ấy số người Đức phản đối nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Trong bài phát biểu vừa qua tại Hội nghị An ninh Munich, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh Đức muốn tạo lập an ninh ở châu Âu cùng với Nga, chứ không phải chống lại Nga.
Tuy chỉ bày tỏ "hoài nghi" tính hiệu quả của việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, song bà khẳng định: "Tôi tin chắc rằng cuộc xung đột hiện nay không thể giải quyết được bằng quân sự."
Việc nói "Không" với cung cấp vũ khí cho Ukraine cũng là cánh cửa mà nhà lãnh đạo Đức muốn dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, bởi lâu nay, Đức vẫn là kênh đối thoại quan trọng của Nga với phương Tây.
Thủ tướng Merkel cũng hiểu rằng một quốc gia châu Âu, thành viên NATO, như Đức đưa vũ khí vào Ukraine chắc chắn sẽ làm đổ vỡ mối quan hệ giữa Brussels và Điện Kremlin.
Những nỗ lực ngoại giao con thoi của Thủ tướng Merkel cũng như Ngoại trưởng Steinmeier trong thời gian qua đều đặt mục tiêu giải quyết khủng hoảng Ukrainebằng biện pháp hòa bình.
Sáng kiến Đức-Pháp cho vấn đề Ukraine được đưa ra khá bất ngờ, kể cả kế hoạch tới Moskva để thảo luận với Tổng thống Putin về sáng kiến hòa bình này cũng là điều nằm ngoài dự đoán của giới quan sát.
Chỉ có chuyến thăm Mỹ của bà Merkel là được lên kế hoạch từ trước vì nó nằm trong chương trình chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Đức vào tháng Sáu tới.
Thế nhưng giờ đây, vấn đề cấp thiết cần giải quyết là Đông Ukraine và dự định đưa vũ khí vào Ukraine của Mỹ.
Kết quả cuộc gặp ở Washington sẽ tác động cơ bản tới chiều hướng Hội nghị thượng đỉnh nhóm Normandie tổ chức vào ngày 11/2 tới ở Minsk, thủ đô Berlarus./
Theo Vietnam
Nga, Pháp, Đức và kế hoạch hòa bình cho Ukraine - Tại hội nghị quốc tế về an ninh ở Munich, tướng Mỹ hô hào cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Sau khi đến Ukraine giới thiệu với Tổng thống Petro Poroshenko sáng kiến hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bay sang Nga. Hội...