Đức và Mông Cổ thúc đẩy mở rộng hợp tác
Ngày 30/6, phát biểu trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mông Cổ Batmunkh Battsetseg ở thủ đô Ulan Bator của nước này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Đức và Mông Cổ có tiềm năng hợp tác to lớn, đặc biệt là về nguyên liệu thô quan trọng và các sứ mệnh quốc tế chung.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Ngoại trưởng Baerbock nhấn mạnh rằng cả Đức và Mông Cổ đều mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác song phương. Trong lĩnh vực kinh tế cũng như quan hệ đối tác nguyên liệu thô và năng lượng tái tạo, hai bên có thể tận dụng tốt hơn nữa tiềm năng chung sẵn có nhằm đa dạng hóa quan hệ, tránh lệ thuộc vào một nền kinh tế riêng lẻ nào.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mông Cổ Battsetseg cho biết nước Đức được xem là “láng giềng thứ ba” đầu tiên của Mông Cổ. Với chính sách “láng giềng thứ ba”, Mông Cổ đang tích cực thúc đẩy quan hệ với các với quốc gia trên thế giới, nhằm đa dạng hóa hơn quan hệ đối ngoại.
Hiện tại, quân đội Đức đang hỗ trợ huấn luyện đội quân gìn giữ hòa bình của Mông Cổ. Quân đội Đức cho biết hơn 850 binh sĩ Mông Cổ đang được triển khai trong nhiệm vụ giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc ở Nam Sudan. Đến thăm các cơ sở huấn luyện của quân đội Đức ở gần thủ đô Ulan Bator, Ngoại trưởng Baerbock ca ngợi sứ mệnh “phục vụ hòa bình trên thế giới” và cho rằng sứ mệnh này “cũng là một đóng góp cho an ninh quốc tế và châu Âu”.
Ngoại trưởng Baerbock đang có chuyến thăm 3 ngày tới Mông Cổ nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm lần này, bà Baerbock đồng thời tham dự hội nghị các nữ ngoại trưởng trên thế giới.
Video đang HOT
Trong nhiều năm qua, Mông Cổ là một trong những quốc gia cử nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhất. Quân đội nước này cũng cùng quân đội Đức tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Afghanistan.
Năm 2011, Thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel, là người đứng đầu Chính phủ Đức đầu tiên đến thăm Mông Cổ.
Trung Quốc cảnh báo bất ngờ về rủi ro thực sự đối với châu Âu
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cảnh báo rằng "rủi ro" thực sự mà châu Âu phải đối mặt không phải Bắc Kinh, mà đến từ "một quốc gia nào đó" đang tiến hành một "cuộc chiến tranh lạnh mới".
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock tại cuộc gặp ngày 9/5 ở Berlin. Ảnh: AP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SMCP) đưa tin khi được hỏi về chiến lược "giảm thiểu rủi ro" của Liên minh châu Âu (EU), ông Tần Cương cho rằng chính sách đó sẽ khiến lục địa này mất đi sự trung lập, đồng thời thời chỉ ra một mối nguy cơ thực sự đối với châu Âu.
Không đề cập đến quốc gia cụ thể nào là "rủi ro" thực sự, song Ngoại trưởng Tần Cương cáo buộc Mỹ đang xúi giục châu Âu đối đầu với Trung Quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 9/5, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cho biết "một quốc gia nào đó" đã lạm dụng tình trạng độc quyền về tiền tệ của mình và gây ra lạm phát cũng như là khủng hoảng tài chính trong nước, với những tác động lan rộng nghiêm trọng.
"Đây là những rủi ro thực sự cần được xem xét nghiêm túc. Nếu xảy ra 'chiến tranh lạnh mới', nó không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, mà lợi ích của châu Âu cũng sẽ bị hy sinh... Đó là rủi ro thực sự cần quan tâm", ông Tần Cương kết luận sau cuộc gặp thứ hai với người đồng cấp Đức trong tháng qua.
Ông lấy dẫn chứng cho lập luận của mình bằng một báo cáo do Viện Nghiên cứu Kinh tế Áo và Quỹ Doanh nghiệp Gia đình công bố hồi đầu tháng này, ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ giảm 2% nếu nước này chia tách với Trung Quốc.
Chiến lược giảm thiểu rủi ro được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen công bố hồi tháng 3, tập trung vào chiến lược loại bỏ châu Âu khỏi nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng của Trung Quốc và hạn chế thương mại trong các công nghệ nhạy cảm như trí tuệ nhân tạo, vi mạch và điện toán lượng tử.
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng việc tách rời Trung Quốc là "không khả thi" cũng như không đem lại lợi ích cho châu Âu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhiều lần bác bỏ ý định tách rời Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Tần Cương đánh giá cao lập trường của Berlin và Brussels, song nêu ra mối lo ngại rằng chiến lược giảm thiểu rủi ro của EU có thể trở thành một quá trình "khử Trung Quốc" tại lục địa này, dẫn đến cắt đứt các cơ hội, hợp tác, ổn định và phát triển.
EU là một đồng minh trung thành của Mỹ những cũng phụ thuộc mạnh mẽ vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Do vậy, các nước châu Âu đang buộc phải đấu tranh để cân bằng giữa mong muốn tham gia hợp tác về thương mại và đầu tư với Trung Quốc, cùng lúc đó là đẩy lùi các tuyên bố về sự ràng buộc kinh tế theo lo ngại của Mỹ.
Với việc Trung Quốc chuẩn bị cử một phái đoàn đặc biệt đến hòa giải hòa bình ở Ukraine, ông Tần Cương và người đồng cấp Đức cũng thảo luận về cuộc chiến này. Bắc Kinh đã kêu gọi Berlin đi đầu trong việc xây dựng một khuôn khổ an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững.
Ngoại trưởng Trung Quốc đồng thời phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của EU đối với 8 công ty Trung Quốc có giao dịch với Nga. Ông nhấn mạnh rằng đây là "sự trao đổi và hợp tác bình thường giữa các công ty Trung Quốc và Nga".
Ông cho biết Trung Quốc sẽ có phản ứng thích đáng để bảo vệ vững chắc lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, nếu EU áp đặt trừng phạt.
Ngoài ra, ông cũng tái khẳng định rằng luật pháp Trung Quốc cấm vận chuyển vũ khí đến các khu vực có xung đột, cũng như có các quy định chặt chẽ quản lý việc xuất khẩu hàng hóa có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Đức công bố 'chính sách đối ngoại nữ quyền' Ngày 2/3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock công bố các hướng dẫn chính sách đối ngoại nữ quyền mới nhằm đảm bảo tất cả mọi người "có quyền đại diện và tiếp cận các nguồn lực như nhau". Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Ngoại trưởng Baerbock, chính sách này tập trung vào việc xem xét và hỗ trợ nhu cầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quân đội Ukraine ra mắt đơn vị mới, cân nhắc thành lập lực lượng độc lập chưa từng có

Trận động đất kinh hoàng giáng đòn mới vào ngành du lịch Thái Lan

Động đất tại Myanmar: ASEAN bày tỏ đoàn kết, sát cánh cùng Myanmar và Thái Lan trong thời khắc khó khăn

Tên lửa của châu Âu rơi ngay sau khi phóng

Động đất tại Myanmar: Nhiều nước triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp

Iraq áp dụng ngoại lệ cung cấp nhiên liệu cho Liban

Cuộc đua giành tài nguyên khoáng sản Ukraine có thể làm rạn nứt quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Mỹ đảo ngược tình thế, đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc tại các cảng châu Âu

Trung Quốc sẽ hợp tác điều tra lý do tòa nhà đang xây ở Bangkok bị sập trong động đất

Trung Á - 'Mỏ vàng' mới trong cuộc đua khoáng sản toàn cầu

Năm lĩnh vực định hình ảnh hưởng toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ

Những thay đổi đáng chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

4 bị can nguyên là công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc văn phòng công chứng bị đề nghị truy tố
Pháp luật
1 phút trước
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
18 phút trước
Một Anh Tài bóng gió việc ý tưởng bị đạo nhái, fan Say Hi "nổi điên" làm bùng cuộc chiến mới với show Chông Gai!
Nhạc việt
21 phút trước
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
43 phút trước
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
1 giờ trước
Amad Diallo báo tin vui cho MU
Sao thể thao
1 giờ trước
Đỗ Mỹ Linh "bất lực" với chồng và con gái
Sao việt
2 giờ trước
Cựu Thủ tướng Italy tiết lộ về 'nhiệm vụ bí mật' liên quan Ukraine

Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh
Trắc nghiệm
4 giờ trước
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
4 giờ trước