Đức và Hungary cân nhắc bổ sung các biện pháp hạn chế
Ngày 4/12, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã kêu gọi áp đặt các biện pháp hạn chế bổ sung để ngăn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan tại các khu vực có số nhiễm cao của nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn giới báo chí, Bộ trưởng Spahn nêu rõ Đức vẫn có quá nhiều khu vực cần có các biện pháp hạn chế bổ sung và biện pháp trên sẽ giúp giảm số trường hợp tiếp xúc.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến thời điểm này, Đức đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca nhiễm và hơn 18.000 ca tử vong do COVID-19.
* Tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban cho biết vào ngày 7/12 tới, chính phủ sẽ quyết định xem liệu các biện pháp hạn chế hiện nay có nên được giai hạn đến kỳ nghỉ Giáng sinh hay không. Các chuyên gia y tế hiện đang phản đối việc nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Video đang HOT
Trong ngày 3/12, Hungary có 182 ca tử vong do COVID-19, đây là mức cao nhất theo ngày kể từ đại dịch bùng phát. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến thời điểm này, Đức đã ghi nhận hơn 238.000 ca nhiễm và hơn 5.500 ca tử vong do COVID-19.
* Tại Slovenia, chính phủ nước này thông báo sẽ bắt đầu tiến hành xét nghiệm quy mô lớn trong tháng này trong bối cảnh các biện pháp hạn chế đã không thành công trong việc ngăn chặn tình trạng lây nhiễm.
Bộ trưởng Y tế Slovenia Tomaz Gantar cho hay chương trình xét nghiệm trên toàn quốc dự kiến bắt đầu sau ngày 11 hoặc 12/12, khi nước này tiếp nhận 100.000 bộ xét nghiệm đầu tiên. Chính phủ đang lên kế hoạch đặt mua tổng cộng 1,5 triệu bộ xét nghiệm kháng nguyên. Dù các nhân viên y tế và chăm sóc đã được xét nghiệm COVID-19, song Chính phủ Slovenia muốn mở rộng phạm vi sang các nhóm quan trọng khác trong lực lượng lao động như giáo viên, quân nhân và cảnh sát. Đến cuối năm nay, phương pháp xét nghiệm cho kết quả trong vài phút này sẽ được cấp cho toàn bộ người dân đang ký tham gia. Bộ trưởng Gantar nhấn mạnh do số ca nhiễm hàng ngày cao, nên nhà chức trách không thể theo dõi tất cả các trường hợp tiếp xúc. Đó là lý do khiến Slovenia tiến hành xét nghiệm trên diện rộng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Gantar cũng thông báo sẽ gia hạn các biện pháp phong tỏa có hiệu lực từ giữa tháng 11 thêm ít nhất 1 tuần nữa.
Slovenia hiện đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của làn sóng dịch bệnh thứ hai. Ước tính đã có gần 1.600 người tử vong trong tổng số hơn 80.000 ca mắc COVID-19 tại nước này.
Anh bị chỉ trích 'vội vàng' phê duyệt vaccine Pfizer
Liên minh châu Âu (EU) hôm 2/12 lên tiếng chỉ trích Anh cấp phép quá nhanh cho vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech, dự kiến tiêm chủng đại trà vào tuần tới, ưu tiên nhân viên y tế và người già.
"Chính phủ chấp nhận khuyến nghị từ Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe độc lập (MHRA) phê duyệt vaccine của Pfizer- để sử dụng", đại diện Bộ Y tế Anh cho biết hôm 2/12.
Trước quyết định lịch sử của Anh, EU khẳng định quy trình thẩm định, cấp phép vaccine của họ sẽ kỹ lưỡng hơn.
Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA), đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép các vaccine Covid-19 cho EU, cho biết thủ tục phê chuẩn của họ sẽ tốn nhiều thời gian vì phải căn cứ vào nhiều chứng cứ hơn, yêu cầu kiểm tra nhiều hơn thay vì lựa chọn cách làm thần tốc như Anh.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu nói quy trình của EMA là "cơ chế kiểm soát hiệu quả nhất để cấp cho tất cả công dân EU quyền tiếp cận vaccine an toàn và hiệu quả", vì nó dựa trên nhiều bằng chứng.
EMA bắt đầu đánh giá tổng hợp dữ liệu sơ bộ từ các thử nghiệm Pfizer vào ngày 6/10, một thủ tục khẩn cấp nhằm tăng tốc quá trình phê duyệt, thông thường phải mất ít nhất 7 tháng kể từ thời điểm nhận được dữ liệu đầy đủ.
Trong khi đó, MHRA của Anh đã phê duyệt vaccine trong thời gian kỷ lục bằng cách thực hiện phân tích "cuốn chiếu" đồng thời dữ liệu và quy trình sản xuất với Pfizer. Giám đốc MHRA, bà June Raine, cho biết dữ liệu đầu tiên về vaccine đã được nhận vào tháng 6. Các chuyên gia cùng bác sĩ lâm sàng đã phải làm việc ngày đêm không nghỉ để đánh giá khoa học khắt khe, cẩn trọng, với mọi chứng cứ đã có về chất lượng, an toàn và hiệu quả của vaccine.
Tiemo Wolken, một nhà lập pháp EU, cho biết: "Có một cuộc chạy đua toàn cầu để đưa vaccine ra thị trường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, tôi tin rằng tốt hơn là nên dành thời gian đánh giá để đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn và phù hợp với các tiêu chuẩn của EU".
Bộ trưởng Y tế Đức, ông Jens Spahn, cho biết Đức sẽ chọn tiến hành quy trình thủ tục phê duyệt vaccine Covid-19 lâu hơn nhằm tạo sự tin tưởng từ người dân.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nói muốn tiếp cận dữ liệu đánh giá của Anh để hiểu rõ hơn căn cứ nước này phê chuẩn vaccine. Hiện tại, nhóm chuyên gia WHO vẫn đang trong quá trình thẩm định độc lập mức độ an toàn, hiệu quả các vaccine do Pfizer và Moderna phát triển.
Ngày 18/11, hãng dược Pfizer đã hoàn tất thử nghiệm vaccine BNT162b2, sản phẩm đạt hiệu quả 95%, không để lại tác dụng phụ đáng kể. Công ty dự kiến sản xuất 50 triệu liều tiêm vào cuối năm, đạt 1,3 tỷ liều vào năm 2021, với giá bán 19,5 USD cho một mũi tiêm. Anh đã đặt mua trước 40 triệu liều, dự kiến nhận lô đầu 800.000 liều trong tuần tới.
Đức muốn đạt miễn dịch cộng đồng vào năm sau Bộ trưởng Y tế Đức cho biết nước này đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm vaccine tự nguyện dự kiến phổ biến vào giữa năm 2021. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nhấn mạnh rằng chính phủ Đức không yêu cầu tiêm chủng bắt buộc sau khi có vaccine Covid-19. "Chúng tôi cần 55-65% dân số tiêm vaccine để...