Đức và Hà Lan tạm ngừng sứ mệnh huấn luyện quân sự ở Iraq
Ngày 15/5, Đức và Hà Lan quyết định tạm đình chỉ sứ mệnh huấn luyện của binh sỹ nước này ở Iraq do lo ngại về căng thẳng khu vực đang gia tăng.
Các binh sỹ Hà Lan đang hỗ trợ huấn luyện cho các lực lượng sở tại ở Erbil, miền Bắc Iraq. (Nguồn: EPA-EFE)
Ngày 15/5, một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức cho biết lực lượng vũ trang nước này đã tạm ngừng chiến dịch huấn luyện quân sự ở Iraq do lo ngại về căng thẳng khu vực đang gia tăng.
Báo Tiêu điểm (Focus) dẫn lời người phát ngôn cho biết quyết định trên mang tính phòng ngừa và chương trình huấn luyện có thể được nối lại trong vài ngày tới.
Theo bài báo, quyết định trên được đưa ra phù hợp với động thái của các nước đối tác tham gia cuộc chiến chống tổ chức “ Nhà nước Hồi giáo” ( IS) tự xưng trong khu vực.
Chính phủ Đức cho biết không có chỉ dấu cụ thể về một vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu của Đức ở Iraq. Hiện lực lượng vũ trang Đức có 160 binh sỹ đang tham gia chiến dịch huấn luyện quân sự tại Iraq.
Cùng ngày 15/5, một người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết Berlin rất quan ngại và đang theo dõi sát những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Trung Đông, kêu gọi giải quyết căng thẳng bằng giải pháp hòa bình.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Đức khẳng định Chính phủ Đức không giảm số nhân viên tại các Đại sứ quán nước này ở Iran và Iraq.
Video đang HOT
Chính phủ Hà Lan cùng ngày cũng quyết định tạm đình chỉ sứ mệnh huấn luyện của binh sỹ nước này ở Iraq vì lý do an ninh.
Thông báo không cho biết thông tin chi tiết về lý do dẫn tới quyết định này. Hiện các binh sỹ Hà Lan đang hỗ trợ huấn luyện cho các lực lượng sở tại ở Erbil, miền Bắc Iraq.
Trước đó cùng ngày 15/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu các nhân viên chính phủ không làm nhiệm vụ khẩn cấp tại Đại sứ quán nước này ở Baghdad và Lãnh sự quán ở Erbil rời khỏi Iraq.
Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad cho biết các dịch vụ liên quan đến thị thực thông thường tại cả hai cơ quan này sẽ tạm thời bị ngừng đồng thời Chính phủ Mỹ hạn chế cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho công dân Mỹ tại Iraq.
Tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ cũng đề nghị những người bị ảnh hưởng rời khỏi Iraq bằng các phương tiện giao thông dân dụng càng sớm càng tốt.
Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định quyết định rút các nhân viên không làm nhiệm vụ khẩn cấp khỏi Iraq dựa trên đánh giá về an ninh.
Căng thẳng trong khu vực leo thang khi Washington liên tục siết chặt trừng phạt Iran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức).
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định chính thức chấm dứt việc miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô từ Iran.
Mỹ cũng đã điều động nhiều khí tài quân sự hạng nặng, trong đó có các máy bay ném bom và hàng không mẫu hạm tới Trung Đông, để đối phó với điều mà Washington gọi là những mối đe dọa từ Iran.
Đáp lại, Iran cũng thông báo ngừng thực thi một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân./.
Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
"Phát sợ" vì khách đổ đến phố đèn đỏ quá đông, Hà Lan ra tay cấm cản
Giới chức Hà Lan có kế hoạch hạn chế số lượng khách du lịch nước ngoài đổ xô đến phố đèn đỏ ở Amsterdam, nhằm tránh cho khu vực này bị quá tải và làm ảnh hưởng đến gái mại dâm.
Không ít khách du lịch đến Hà Lan chỉ để trải nghiệm khu phố đèn đỏ nổi tiếng.
Theo Daily Mail, với khẩu hiệu "nhiều không phải lúc nào cũng tốt hơn", Hà Lan sẽ ngừng quảng bá du lịch đến Amsterdam, thay vào đó là các biện pháp kiểm soát số lượng khách du lịch.
Ước tính 18 triệu người đến Hà Lan năm 2017, hơn cả dân số nước này. Con số này được dự báo còn tăng lên 29 triệu người vào năm 2030.
Điều này khiến nhiều khu du lịch ở Hà Lan trở nên quá tải, đặc biệt là Amsterdam, làm giảm chất lượng sống của người địa phương và cũng làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách du lịch.
Theo đó, Hà Lan dự kiến sẽ áp dụng nhiều biện pháp hạn chế như tăng thuế du lịch giống một số điểm đến ở Tây Ban Nha và Italia.
Chính quyền thành phố Amsterdam cũng cân nhắc đóng cửa một số khu du lịch, vốn nổi tiếng với những khách du lịch chuyên gây rắc rối.
"Có thể, trong thời gian qua, lợi ích của người dân địa phương đang bị xem nhẹ so với việc phát triển du lịch".
"Để Hà Lan có thể phát triển bền vững, cần phải cân đối lợi ích của tất cả mọi người, bao gồm cả người dân địa phương", chính quyền thành phố Amsterdam cho biết.
"Kiểm soát lượng khách du lịch, cân bằng cơ hội du lịch đem lại là điều mà chúng ta phải làm ngay bây giờ".
"Thay vì tăng cường quảng bá điểm đến, đã đến lúc kiểm soát du lịch".
Theo thống kê năm 2018, khách du lịch đến từ Đức, Bỉ và Anh chiếm số lượng đông đảo nhất ở Hà Lan. Khách du lịch Mỹ, Pháp và Italia xếp ngay phía sau.
Trong những năm qua, ước tính một phần ba khách du lịch đến Hà Lan chỉ để trải nghiệm phố đèn đỏ nổi tiếng ở Amsterdam.
"Chúng tôi muốn thu hút nhiều khách du lịch khác nhau, đến nhiều nơi khác nhau ở Hà Lan", một quan chức du lịch nói.
"Để làm điều này, chúng tôi sẽ thúc đẩy du lịch ở nhiều địa điểm và cùng với đó là kiểm soát số lượng khách du lịch ở những nơi đã quá tải".
Điều này giúp người địa phương được hưởng lợi một cách cân bằng hơn từ số lượng khách du lịch đông đảo.
Theo Danviet
Vì sao các nước gửi vàng ở Mỹ? Nhiều thập kỷ qua, các quốc gia trên thế giới đã giữ vàng của mình ở Mỹ. Tuy nhiên tình hình đang thay đổi. Năm ngoái Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy lại vàng dự trữ từ Mỹ. Đức và Hà Lan cũng làm như vậy. Bây giờ sẽ đến lượt Italia. Có vàng không? Mong muốn của các ngân hàng trung ương tích...