Đức và Ba Lan phát hiện tảo độc trong cá chết hàng loạt trên sông Oder
Ngày 22/8, Đức và Ba Lan thông báo đã phát hiện tảo độc trong các mẫu cá lấy từ sông Oder, sau khi tình trạng cá chết hàng loạt làm dấy lên quan ngại về thảm họa môi trường.
Xác cá chết trên sông Oder đoạn chảy qua Kostrzyn, miền Tây Ba Lan ngày 10/8/2022. Ảnh: PAP/TTXVN
Kể từ tháng 7, tổng cộng có hơn 100 tấn cá chết đã được vớt lên từ sông Oder, con sông chảy qua cả Đức và Ba Lan. Trả lời phỏng vấn, người phát ngôn Bộ Môi trường Đức Andreas Kuebler tuyên bố sự phát triển ồ ạt của tảo độc trong nước lợ có thể là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
Viện dẫn kết quả thí nghiệm từ Viện Leibniz (Đức) và Đại học Vienna (Áo), người phát ngôn nhận định sự hình thành loại tảo độc này không hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên và chúng cũng không phát triển tới quy mô này trong điều kiện tự nhiên.
Theo ông Kuebler, loài tảo độc nhiều khả năng phát triển mạnh là do độ mặn cao trong nước, vốn không phải là điều kiện bình thường của sông Oder và chỉ có thể là hậu quả của chất thải công nghiệp.
Video đang HOT
Trên mạng Twitter, Thứ trưởng Môi trường Ba Lan Jacek Ozdoba thông báo các cuộc kiểm tra đã xác nhận về sự hiện diện của tảo độc Prymnesium Parvum.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng chất thải hóa chất có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Tuy nhiên, tuần trước, Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Anna Moskwa cho biết đến nay, không mẫu nào được kiểm tra cho thấy có sự hiện diện của các chất độc. Chính phủ cũng đang xem xét các nguyên nhân tự nhiên cũng như nồng độ chất thải, độ mặn cao do ảnh hưởng của mực nước thấp và nhiệt độ cao.
Trong những năm qua, Oder được biết đến là con sông tương đối sạch, là nơi sinh sống của 40 loài cá nội địa.
Bí ẩn 100 tấn cá chết nổi kín mặt sông ở Ba Lan
Trên 500 lính cứu hỏa đã được huy động để vớt xác cá chết trên mặt sông Oder.
Hình ảnh cá chết nổi trên sông Oder. Ảnh: AFP
Lực lượng cứu hỏa Ba Lan đã vớt được 100 tấn cá chết trên sông Oder, dấy lên thêm mối lo ngại về một thảm họa môi trường mà các giới chức chưa xác định được nguyên nhân.
"Chúng tôi chưa bao giờ triển khai một hoạt động với quy mô lớn như vậy trên một con sông", bà Monika Nowakowska-Drynda tại phòng truyền thông của lực lượng cứu hỏa quốc gia Ba Lan, cho biết.
Bà xác nhận khoảng 100 tấn cá chết đã được vớt lên kể từ khi lực lượng triển khai hoạt động trong ngày 12/8 . Trên 500 nhân viên cứu hỏa đã tham gia vớt xác cá chết với sự hỗ trợ của tàu thuyền, xe địa hình, máy xúc và thậm chí cả thiết bị bay không người lái.
Chính quyền các thành phố của Đức đã ra chỉ thị cấm tắm và câu cá ở sông Oder sau khi hàng nghìn con cá chết trôi nổi trên con sông dài 840km, chảy từ Cộng hòa Séc dọc theo biên giới giữa Đức và Ba Lan ra biển Baltic.
Các nhà bảo tồn bày tỏ lo ngại hiện tượng cá chết hàng loạt có thể tàn phá toàn bộ hệ sinh thái của sông Oder. "Chúng tôi phải xem quần thể loài chim phản ứng như thế nào và điều gì sẽ xảy ra với gấu mèo và rái cá. Đó sẽ là một thảm họa kéo dài trong nhiều năm", Karina Drk, quản lý khu vực Uckermark của Đức, trả lời tờ Tagesspiegel.
Hiện các nhà chức trách vẫn chưa kết luận được nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Chính phủ Ba Lan đã đưa ra phần thưởng trị giá 210.000 euro cho bất kỳ ai có thể giúp tìm ra nguyên nhân đứng sau thảm họa môi trường này. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng có thể một lượng lớn chất thải hóa học đã đổ xuống sông trước đó.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu Anna Moskwa ngày 16/8 khẳng định chưa phát hiện bất kỳ mẫu phẩm nào lấy từ sông có chứa chất độc hại. Các nhà khoa học Ba Lan cho biết các cuộc kiểm tra chỉ phát hiện thấy nồng độ muối tăng cao.
Nữ bộ trưởng cho biết chính phủ cũng đang xem xét các nguyên nhân tự nhiên có thể xảy ra và đặc biệt là nồng độ chất ô nhiễm và độ mặn cao hơn do mực nước thấp đi kết hợp với nhiệt độ cao.
Giả thuyết thứ ba đang được xem xét là nước thải công nghiệp có hàm lượng clo cao được đổ ra sông.
Các mẫu nước đã được gửi tới các phòng thí nghiệm ở Cộng hòa Séc, Hà Lan và Anh với hy vọng tìm ra nguyên nhân.
Người dân địa phương đã thông báo về việc cá chết hàng loạt lần đầu ngày 28/7. Chính phủ nước này đã bị chỉ trích nặng nề vì không có hành động nhanh chóng. Ngày 12/8, Thủ tướng Morawiecki đã sa thải Giám đốc điều hành của Polish Waters, công ty quốc doanh phụ trách quản lý nước và người đứng đầu cơ quan thanh tra bảo vệ môi trường do tắc trách trong công tác xử lý ô nhiễm sông Oder.
Trong những năm gần đây, Oder là một con sông tương đối sạch có 40 loài cá sinh sống.
Nhà chức trách Đức nhận định về vụ cá chết hàng loạt trên sông Oder Ngày 12/8, cơ quan môi trường bang Brandenburg của Đức cho biết một chất cực độc chưa xác định được có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Oder, chảy qua Ba Lan và Đức. Cá chết trên sông Oder đoạn chảy qua làng Cigacice, miền Tây Ba Lan ngày 10/8/2022. Ảnh: PAP/TTXVN Theo cơ quan...