Đức ủng hộ từng bước dỡ bỏ trừng phạt Nga
Ngoại trưởng Đức hôm qua cho hay Liên minh châu Âu nên từng bước dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: AFP
“Những biện pháp trừng phạt bản thân chúng không nên dẫn tới ngõ cụt. Thay vào đó, chúng cần tạo động lực khuyến khích sự thay đổi hành vi”,Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói và thêm rằng ông ủng hộ phương án từng bước dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu chính quyền nước này cho thấy họ đang tích cực thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk ở Ukraine.
Ngoại trưởng Đức đồng thời phản bác những lời chỉ trích cho rằng ông hành động như “một người biện hộ của Điện Kremlin”.
Video đang HOT
“Chúng ta phải có một tầm nhìn chung nếu muốn tìm kiếm giải pháp cho các xung đột lớn khác”, ông nhấn mạnh, đề cập đến cuộc nội chiến ở Syria.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild, ông Steinmeier còn lên án Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì liên minh này có chính sách hiếu chiến với Moscow. Ông nhắc tới việc NATO tính tăng quân đến khu vực Baltic và các nước thành viên phía đông châu Âu gần biên giới Nga.
Theo Ngoại trưởng Đức, suy nghĩ có thể “tăng cường an ninh trong khối bằng các đợt diễu hành xe tăng mang tính biểu tượng ở biên giới phía đông là sai lầm”.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Đức chỉ trích NATO vì 'hiếu chiến' với Nga
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier chỉ trích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì liên minh này có chính sách hiếu chiến với Nga.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta nên tránh châm lửa tình hình bằng cách hiếu chiến và tiến quân", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết trong bài phỏng vấn với tờ Bild, dự kiến xuất bản ngày mai, nhắc đến việc NATO tính tăng quân đến khu vực Baltic và các nước thành viên phía đông châu Âu gần biên giới Nga.
Theo ông Steinmeier, suy nghĩ có thể "tăng cường an ninh trong liên minh bằng các đợt diễu hành xe tăng mang tính biểu tượng ở biên giới phía đông là sai lầm".
NATO ngày 13/6 tuyên bố sẽ điều 4 tiểu đoàn đến Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan để đối phó với "sự gây hấn từ Nga". Cả 4 quốc gia này đều từng chịu ảnh hưởng từ Moscow và trở nên lo sợ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 16/6 cáo buộc Nga đang tìm cách tạo "vùng ảnh hưởng bằng biện pháp quân sự". "Chúng ta đang chứng kiến quá trình quân sự hóa quy mô lớn ở các biên giới NATO, Bắc Cực, Baltic, từ Biển Đen cho đến Địa Trung Hải", ông nói.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh NATO không muốn đối đầu với Nga và muốn đối thoại hiệu quả nhưng liên minh sẽ bảo vệ 28 thành viên trước mọi mối đe dọạ.
Nga phản đối mạnh mẽ sự mở rộng của NATO đến những quốc gia từng thuộc Liên Xô. Moscow tháng trước tuyên bố sẽ thiết lập ba sư đoàn ở khu vực phía tây nam để đối phó với cái gọi là sự tăng quân nguy hiểm dọc biên giới Nga.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Putin tự tin 'EU cần Nga' Tổng thống Nga Putin nói rằng EU sẽ không thể giữ vị thế và chỗ đứng toàn cầu nếu không có sự giúp sức của Nga. Tổng thống Nga Putin muốn hợp tác với EU. REUTERS Nga muốn lại gần EU Trả lời phỏng vấn nhật báo Kathimerini (Hy Lạp) ngày 26.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Liên minh châu Âu...