Đức triệu đại sứ Anh chất vấn về cáo buộc nghe lén
Vụ bê bối nghe lén xuyên Đại Tây Dương giữa Đức và Mỹ có vẻ đã lan sang Anh khi hôm qua (5/11), Đức đã triệu đại sứ Anh tại Berlin để chất vấn về sự tồn tại của một điểm nghe lén bí mật của Anh ngay trong thành phố này.
Đại sứ quán Anh tại Berlin bị nghi có lắp thiết bị do thám
Theo tờ Telegraph của Anh, Bộ ngoại giao Đức đã có một động thái rất bất thường về ngoại giao, khi khẳng định Anh có một điểm nghe lén ngay trên nóc nhà của tòa đại sứ quán gần cổng Brandenburg.
Đại sứ quán Anh rất gần với quốc hội Đức, văn phòng của thủ tướng Angela Merkel, các Bộ của chính phủ cũng như các đại sứ quán nước ngoài khác.
Trong một dấu hiệu của sự leo thang căng thẳng, Bộ trưởng ngoại giao Đức Guido Westerwelle đã yêu cầu đại sứ Anh Simon McDonald tới dự một buổi họp để giải thích cho những thông tin được tờ The Independent của Anh đăng tải ngày 4/11.
Bài báo này khẳng định thông tin họ có được dựa trên tài liệu bị rò rỉ từ cựu điệp viên CIA Edward Snowden cùng những bức ảnh chụp từ trên cao.
Như vậy sau Mỹ, anh trở thành nước tiếp theo bị Đức chất vấn, sau khi thủ tướng Merkel bày tỏ sự phản đối với Tổng thống Mỹ Obama về việc tình báo Mỹ nghe lén điện thoại di động của mình.
Ông McDonald đã được yêu cầu gặp nhà ngoại giao Đức phụ trách quan hệ với các nước châu Âu, và “được đề nghị giải thích về những bài viết gần đây trên báo giới Anh”. Một cựu đại sứ Anh tại Đức khẳng định ông chưa từng biết đến một vụ việc nào tương tự vậy.
Phía Đức khẳng định với ông McDonald rằng “việc nghe lén thông tin liên lạc từ một cơ quan ngoại giao sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế”, thông báo của chính phủ Đức viết. Công ước Vienna 1961 đảm bảo quyền miễn trừ của các đại sứ quán và bảo vệ nhân viên của họ.
Tuy nhiên, điều 41 của công ước này nêu rõ ràng, đổi lại, các nhà ngoại giao “phải tôn trọng luật pháp và các quy định tại quốc gia sở tại”, và tuân thủ “nghĩa vụ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ”. Công ước này cũng khẳng định rằng một đại sứ quán “không được phép sử dụng cho bất kỳ mục đích nào không phù hợp với chức năng của tòa đại sứ”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Anh xác nhân ông McDonald “đã tham dự buổi họp” với một quan chức cấp cao nước chủ nhà.
Anh và Đức là đồng minh tại NATO và EU. Tuy nhiên, bất kỳ thông tin nào về ý định của các nhà lãnh đạo Đức có thể giúp London có lợi thế trong các cuộc đàm phán quốc tế. Ông Christopher Meyer, cựu đại sứ Anh tại Đức khẳng định ông không thể nhớ nổi lần gần nhất một đại sứ Anh bị Berlin triệu tập là khi nào.
Nhưng ông cũng cho biết thêm rằng chính phủ Đức biết rõ thực tế của hoạt động gián điệp, vốn bao gồm cả việc các đồng minh do thám lẫn nhau.
Thanh Tùng
Theo Telegraph
Putin "đánh bại" Obama, trở thành lãnh đạo quyền lực nhất thế giới
Thắng Tổng thống Mỹ ván cờ Syria, Tổng thống Nga Putin đã soán ngôi của Obama, trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới - theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes vào ngày hôm nay 30/10.
Tổng thống Nga Putin là người quyền lực nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2013.
Đây là lần đầu tiên trong 3 năm Tổng thống Mỹ rớt xuống vị trí thứ hai trong danh sách của tạp chí Forbes. Bảng danh sách được công bố trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung trượt xuống mức thấp mới.
Ông Putin, người đã 2 lần đắc cử Tổng thống Nga, hồi tháng 4 vừa qua lần thứ ba được bầu làm Tổng thống.
Trong khi đó, Obama vừa mới thoát khỏi 16 ngày đầy "xấu hổ" khi chính phủ Mỹ phải đóng cửa do thiếu ngân sách.
"Putin đã củng cố vững chắc kiểm soát của mình đối với nước Nga, trong khi vận đen của Obama có vẻ như đã đến sớm hơn bình thường trong nhiệm kỳ 2. Bằng chứng mới nhất là đống lộn xộn chính phủ phải đóng cửa", Forbes cho hay.
Hồi tháng 8, Nga đã cho phép cựu nhà thầu của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tị nạn tạm thời ở nước này, trong khi anh bị Mỹ phát lệnh truy nã vì làm rò rỉ một loạt thông tin tình báo quan trọng.
Một tháng sau, Putin đã giành chiến thắng trong ván bài Syria khi thay đổi được đe dọa tấn công tên lửa của ông Obama nhằm vào nước này nhờ đưa ra kế hoạch Damascus chuyển giao kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế.
"Bất kỳ ai theo dõi ván cờ năm nay về Syria và vụ rò rỉ thông tin NSA đều thấy rõ có sự thay đổi trong quyền lực cá nhân", Forbes cho hay.
Người đứng thứ ba trong danh sách của Forbes là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được dự đoán sẽ nắm quyền trong một thập niên tới và đây cũng là thời kỳ Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giáo hoàng Francis lần đầu tiên xuất hiện ở vị trí thứ tư trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel được xếp thứ 5 trong danh sách những nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới.
Trong số 13 người mới xuất hiện trong danh sách 72 người quyền lực nhất thế giới năm nay có Chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee, được xếp ở vị trí thứ 41 và tỷ phú Nigeria Aliko Dangote, người giàu nhất châu Phi, đứng vị trí thứ 64.
Có 17 nguyên thủ quốc gia điều hành 17 nước có GDP tổng cộng đạt 48 nghìn tỷ USD và 27 CEO và chủ tịch kiểm soát hơn 3 nghìn tỷ lợi tức hàng năm.
Chỉ có 9 phụ nữ nằm trong danh sách của Forbes năm nay, mặc dù họ đại diện cho một nửa dân số thế giới.
Top 10 người quyền lực nhất thế giới:
1 Tổng thống Nga Putin
2 Tổng thống Mỹ Obama
3 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
4 Giáo hoàng Francis
5 Thủ tướng Đức Angela Merkel,
6 Tỷ phú Bill Gates
7 Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke
8 Quốc vương Ả rập Xê-út Abdullah bin Abdul Aziz al Saud
9 Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi
10 CEO Wal-Mart Michael Duke
Theo Dantri
Hà Lan xin lỗi vụ bắt giữ nhà ngoại giao Nga Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans đã lên tiếng xin lỗi Mátxcơva về vụ việc bắt giữ một nhà ngoại giao Nga hồi cuối tuần qua. Ông Borodin à Tham tán Đại sứ quán Nga tại Hà Lan. Vụ việc đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, khi Nga nói rằng nhà ngoại giao Dmitri Borodin đã bị...