Đức tiếp nhận gần 1 triệu người tị nạn Ukraine
Ngày 23/8, Bộ Nội vụ Đức cho biết nước này đã tiếp nhận gần 1 triệu người tị nạn Ukraine kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Ukraine hồi tháng 2.
Người tị nạn Ukraine tới Cologne, Đức ngày 22/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, bộ trên cho biết tổng cộng 967.546 người Ukraine chạy khỏi nước này đã nhập cảnh vào Đức, ít nhất là nhập cảnh tạm thời, với 36% trong số này là trẻ em. Trong số những người trưởng thành, cứ 4 người tị nạn Ukraine thì có 3 người là phụ nữ và khoảng 8% trong số này trên 64 tuổi.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser, đây là làn sóng người tị nạn lớn nhất tại châu Âu kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Trong khi đó, theo số liệu tại hội nghị các bộ trưởng giáo dục tổ chức tại Berlin, gần 155.000 học sinh Ukraine đã nhập học tại các trường học ở nước này cho đến cuối tuần trước.
Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), kể từ khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine đến nay, trên 6,6 triệu người Ukraine đã được tiếp nhận là người tị nạn trên toàn châu Âu. Các nước trong đó có CH Séc, Ba Lan, Romania và Slovakia đã mở cửa biên giới, hỗ trợ người tị nạn Ukrane.
Bộ Nội vụ Đức dẫn số liệu của UNHCR cho biết khoảng 3,8 triệu người tị nạn Ukrane đã trở về nước mình vào một số thời điểm kể từ đầu năm đến nay. Theo một cuộc khảo sát được LHQ công bố hồi tháng 7, phần lớn người tị nạn Ukraine muốn trở về nước càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Đội Cứu hộ Đường không Ukraine: Máy bay nhỏ, sứ mệnh lớn
Chất đầy đồ y tế trên đường đến biên giới Ba Lan-Ukraine, rồi chở đầy người tị nạn trên đường trở về.
Hơn 300 phi công từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia sứ mệnh nhân đạo tư nhân "Cứu hộ Đường không Ukraine".
Ông John Bone mang máy bay riêng tham gia sứ mạng cứu hộ cho Ukraine. Ảnh: DW
John Bone lẽ ra có thể cứ sống thoải mái trong ngôi nhà nhỏ của mình ở thị trấn ven biển Apalachicola (Mỹ) và không ai có thể chê trách ông. Tận hưởng ánh nắng mặt trời và một trong những bãi biển đẹp nhất bên Vịnh Mexico, ông Bone có thể vui vẻ hưởng thụ xứng đáng những tháng ngày nghỉ hưu của mình.
Nhưng John Bone không phải là một người đàn ông 71 tuổi bình thường. Công dân người Mỹ này đã hai lần bay vòng quanh thế giới trên chiếc Cirrus SR22 mà ông yêu quý.
Đó là lý do tại sao khi nghe đến sáng kiến "Cứu hộ Đường không Ukraine" (Ukraine Air Rescue) ở nước Đức xa xôi, ông biết mình phải làm gì. Ai có thể làm tốt hơn ông khi chở hàng cứu trợ đến Mielec, Ba Lan, cách biên giới Ukraine chừng 60km. "Vì vậy tôi đã lên máy bay, đầu tiên bay tới Canada, rồi Greenland, từ đó đến Iceland, Scotland. Sau 5 ngày tôi ở Đức và tình nguyện tham gia trong 2 tháng, tháng 7 và 8", John Bone nói
Người phi công râu ria xồm xoàm mô tả hành trình đến Đức của mình như thể đó là trò chơi của một đứa trẻ, có lẽ bởi vì ông ta đã dành phần lớn cuộc đời của mình trên không trung. Bone đã bay từ khi còn là một thiếu niên, rồi làm phi công cho Delta Air Lines suốt 36 năm. Ông thậm chí có thể bay tuyến đường quen thuộc của mình từ Atlanta đến Frankfurt trong giấc ngủ. Trên đuôi máy bay của Bone là cờ của 35 quốc gia mà ông đã đến thăm cho đến nay.
"Tôi nghĩ điều quan trọng là làm mọi thứ có thể với bất cứ nguồn lực nào có để giúp Ukraine. Trong trường hợp của tôi, đó là một chiếc máy bay, vì vậy tôi đã mang nó theo", ông Bone nói.
Ông Kay Wolf, người khởi xướng "Ukraine Air Rescue", ngồi giữa đống hàng cứu trợ. Ảnh: DW
Ông Bone đã chở hàng trăm ba lô chứa đầy đồ sơ cứu đến Ba Lan và chở người tị nạn ở đó đến Đức trên hành trình trở về. Kể từ đó, ông đã trở thành bạn của nhiều người tị nạn Ukraine.
Tất cả những người bạn mang đến Đức đều rất biết ơn. Hôm nay tôi sẽ bay trở về với một người anh hùng chiến đấu Ukraine cần điều trị ở bệnh viện. Một trải nghiệm tuyệt vời khi bạn cảm thấy mình đang tạo ra sự khác biệt", ông Bone phát biểu.
Việc ông Bone có thể tạo ra sự khác biệt liên quan rất nhiều đến Kay Wolf. Phi công người Mỹ này có lẽ vẫn tiếp tục huấn luyện cho những người đam mê hàng không ở Apalachicola nếu bạn của ông là Stefan Sahling không nghĩ ra ý tưởng táo bạo này ngay sau khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine.
Các phi công dùng máy bay tư nhân tham gia sứ mạng cứu hộ cho Ukraine. Ảnh: DW
Wolf nói: "Chúng tôi đã suy nghĩ về những gì mình làm tốt nhất. Các quy trình, bởi vì chúng tôi có 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất. Thứ hai, công nghệ thông tin để tổ chức. Và thứ ba, là bay. Stefan là một phi công và tôi đã bay cùng anh ấy trong 15 năm. Chúng tôi nghĩ, nếu có 5-10 người bạn tham gia cùng, chúng tôi có thể thực sự tạo khác biệt".
Số người đó hiện tăng lên 313 phi công đã đăng ký hoạt động, nhiều người trong đó tự bỏ chi phí cho các chuyến bay. Họ là các cựu phi công, kỹ sư, quân nhân chuyên nghiệp, và tất nhiên, cả những người đã nghỉ hưu như Bone. Họ đến từ nhiều quốc gia, như Kenya, Ecuador và Canada.
"Ukraine Air Rescue" đã thực hiện 69 chuyến bay tới Mielec, Ba Lan cho đến nay, xuất phát từ Hangelar (gần Bonn), Augsburg hoặc Mainz. Họ đã vận chuyển hơn 17.000 kg hàng hóa, bao gồm thuốc điều trị ung thư, bộ dụng cụ sơ cứu và máy lọc máu, những thứ cần được chuyển gấp tới Ukraine. Nguồn cung cấp chủ yếu đến từ kho của tổ chức cứu trợ Blau-Gelbes Kreuz (Chữ thập Xanh - Vàng) được đặt tên theo màu cờ Ukraine và có trụ sở ở Cologne, Đức.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm trụ sở tổ chức Chữ thập Xanh Vàng ở Cologne hồi tháng 5/2022. Ảnh: DW
"Gần đây, chúng tôi nhận được cuộc gọi báo cần một loại thuốc đặc biệt và hiếm gặp ở biên giới Ukraine-Moldova vì một người Ukraine bị thương đã kháng thuốc kháng sinh. Chúng tôi đã tổ chức một chuyến bay từ Dublin và bệnh nhân đã được truyền ngay tối hôm đó", ông Wolf nhớ lại.
Nhóm Cứu hộ Đường không Ukraine cũng đã cung cấp viện trợ cả cho Bucha, thị trấn trở nên nổi tiếng vì là nơi xảy ra thảm kịch gây tranh cãi với thường dân trong cuộc xung đột. Nhóm phi công mang tới đây hàng chục bộ xét nghiệm, được sử dụng để thu thập bằng chứng về tấn công tình dục, nhiều loại thuốc và cả túi đựng tử thi.
Đến nay, họ cũng đã đưa được 57 người Ukraine đến nơi an toàn. "Ukraine Air Rescue" tập trung vào những người dễ bị tổn thương, như người bị thương cần phẫu thuật, người ngồi xe lăn hoặc trẻ em không có người chăm sóc.
Trả lời câu hỏi bao giờ sứ mạng này kết thúc, ông Wolf trả lời: "Bất cứ khi nào các khoản quyên góp cạn kiệt. Hoặc chúng tôi gục ngã. Hoặc tốt nhất là chiến tranh kết thúc".
Đức chi thêm 2,4 tỷ euro hỗ trợ người Ukraine sơ tán tránh xung Báo RND của Đức dẫn lời Bộ trưởng Lao động nước này, Hubertus Heil, cho biết Đức sẽ chi thêm 2,4 tỷ euro trong năm nay để hỗ trợ người dân Ukraine sơ tán sang Đức vì xung đột. Người tị nạn Ukraine tại Cologne, Đức, ngày 22/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bộ trưởng Heil, khoảng 800.000 người sơ tán từ Ukraine đang tìm...