Đức thuyết phục người dân chuyển từ máy bay sang tàu hỏa để cắt giảm khí thải
Ngày 15/4, nhà điều hành đường sắt nhà nước Deutsche Bahn (DB) và Hiệp hội Hàng không Đức (BDL) đã khởi động một chương trình chung nhằm tăng cường liên kết giữa hai phương thức vận tải nhằm giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong lĩnh vực giao thông.
Tàu cao tốc của Công ty Đường sắt quốc gia Đức Deutsche Bahn (DB) tại nhà ga ở Munich, Đức, ngày 10/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo chung cho biết BDL và DB đặt mục tiêu thu hút khoảng 4,3 triệu lượt hành khách chuyển từ sử dụng đường không sang đường sắt cho hoạt động di chuyển nội địa trong trung hạn.
Chương trình cũng sẽ tìm cách tăng số lượng chuyến tàu kết nối với chuyến bay quốc tế, giúp việc chuyển giao giữa hoạt động di chuyển bẳng máy bay và tàu hỏa dễ dàng hơn, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển bằng đường sắt giữa các thành phố lớn của Đức.
Thông qua chương trình hợp tác này, BDL và DB hy vọng rằng lượng khí thải CO2 từ hoạt động giao thông hàng không nội địa của Đức có thể giảm được 1/6.
Theo Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Đức, lượng phát thải trong lĩnh vực giao thông của nước này trong năm 2020 đã giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước đó, chủ yếu nhờ người dân ít sử dụng ô tô hơn – đặc biệt cho các chuyến đi đường dài – trong lần phong tỏa đầu tiên.
Bộ trên lưu ý rằng đại dịch COVID-19 cũng có tác động đáng kể đến ngành hàng không nội địa của Đức. Vào năm 2020, lượng CO2 do lĩnh vực này tạo ra ít hơn 60% so với năm trước đó nhờ những cảnh báo về việc di chuyển, các lệnh phong tỏa và các kỳ nghỉ bị hủy bỏ.
Chính phủ Đức đang đặt mục tiêu giảm gần 42% lượng khí thải trong lĩnh vực giao thông vào năm 2030 so với mức năm 1990.
Màn ra mắt quốc tế phơi bày thách thức của Biden
Biden đã có hai cuộc họp đầu tiên với lãnh đạo thế giới cuối tuần qua, nhưng chúng báo hiệu nhiều thách thức cho ông để đưa Mỹ trở lại.
Tổng thống Joe Biden đã tham gia hai cuộc họp quan trọng ở London, Anh và Munich, Đức với các lãnh đạo đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Âu bằng hình thức trực tuyến, điều khó có thể tưởng tượng được trước đại dịch.
Tổng thống Biden tuyên bố "Mỹ đã trở lại" trong Hội nghị An ninh Munich (MSC) được tổ chức thường niên. Trong cuộc họp với các lãnh đạo nhóm G7 do Anh chủ trì, Biden tỏ ra hào phóng khi tuyên bố hỗ trợ 4 tỷ USD cho sáng kiến COVAX, nhằm cung cấp vaccine cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Video đang HOT
Tháng 11 năm ngoái, Donald Trump, người tiền nhiệm của Biden, đã bất ngờ rời hội nghị thượng đỉnh toàn cầu với các lãnh đạo G20 do Riyadh chủ trì bằng hình thức trực tuyến. Sau đó, ông bị bắt gặp đi chơi golf tại một trong những khu nghỉ dưỡng riêng. Tuy nhiên, kịch bản này không lặp lại trong hai cuộc họp của Biden vào 19/2.
Tổng thống Joe Biden phát biểu trong Hội nghị An ninh Munich trực tuyến từ Nhà Trắng hôm 19/2. Ảnh: Reuters.
Biden rất quen thuộc với những cuộc họp MSC tổ chức trực tiếp. Ông từng nhiều lần đi qua hành lang đông đúc ở khách sạn 5 sao Bayerischer Hof, địa điểm tổ chức MSC thường niên, và không ít lần thành công thúc đẩy ngoại giao Mỹ trong các lần tham gia sự kiện.
Nhiều người cho rằng cuộc họp trực tuyến năm nay có thể sẽ nhàm chán hơn so với các sự kiện trực tiếp mà Biden từng có mặt. Tuy nhiên, điều đó đã không xuất hiện trong lần ra mắt của Tổng thống Mỹ trên sân khấu quốc tế. Mọi người tham dự đều vui vẻ chào đón sự xuất hiện của Biden trong phòng họp ảo.
Tổng thống Biden đã nói với các đồng minh rằng ông muốn hợp tác với họ và sử dụng công cụ ngoại giao đầu tiên mỗi khi đối đầu với mối đe dọa của thế giới. Tuy nhiên, thông điệp cốt lõi của ông rất đơn giản: tôi không phải là Donald Trump.
"Các mối quan hệ đối tác của chúng tôi đã duy trì và phát triển qua nhiều năm bởi vì chúng bắt nguồn từ sự phong phú của các giá trị dân chủ được sẻ chia. Chúng không mang tính chất giao dịch hay khai thác. Chúng được xây dựng dựa trên tầm nhìn về tương lai, trong đó mọi tiếng nói đều quan trọng, quyền của tất cả mọi người đều được bảo vệ và luật pháp được tôn trọng", Biden nói tại MSC.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người chủ trì hội nghị MSC, tin rằng Tổng thống Mỹ là người theo đuổi con đường ngoại giao. "Chủ nghĩa đa phương sẽ được củng cố dưới thời Tổng thống Biden", bà Merkel nói.
Tuy nhiên, Merkel cũng ám chỉ những khác biệt với Biden về Nga, trong đó có phản ứng với vụ bắt lãnh đạo đối lập Alexey Navalny. "Điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng một chương trình nghị sự về Nga chung xuyên Đại Tây Dương, trong đó một mặt đưa ra các đề nghị hợp tác nhưng mặt khác phải xác định rõ những khác biệt", Thủ tướng Đức nói.
Biden muốn đường ống dẫn Nord Stream 2, đưa khí đốt từ Nga vào châu Âu, bị đóng cửa, nhưng Merkel thì không.
"Những khác biệt này có thể không là gì nếu so sánh với khoảng cách giữa Merkel và Trump, nhưng ngay cả trong cuộc họp ảo, khoảng cách giữa Mỹ và Nga vẫn tồn tại", Nic Robertson, biên tập viên của CNN, viết.
Merkel không phải người duy nhất báo hiệu cho Biden rằng châu Âu hiện tại không còn giống châu Âu mà ông biết. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tỏ ra thận trọng khi chào đón Biden.
"Chúng tôi có những thách thức chung với Mỹ ở châu Phi và Trung Đông. Chúng tôi có một chương trình nghị sự có thể không toàn khác biệt, nhưng có lẽ sẽ không có cùng mức độ ưu tiên", Macron nói.
Về Trung Quốc, một lĩnh vực tồn tại khác biệt giữa châu Âu và Mỹ, Biden muốn các đồng minh đứng về phía ông. "Các bạn biết đấy, chúng ta phải cùng nhau chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh chiến lược dài hạn với Trung Quốc", ông nói.
"Nếu Biden đứng trên bục phát biểu tại Bayerischer Hof thời điểm đó, ông ấy có thể thấy một số người phía dưới tỏ ra không hào hứng. Cũng như sự mệt mỏi từng có với Trump, cảm giác mệt mỏi trước những gì sắp xảy ra ở Mỹ, có thể không phải do Biden mà do chủ nghĩa Trump, đã đeo bám nhiều chính phủ phương Tây", Robertson cho hay.
Phát biểu sau Merkel và Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã dành cho Biden sự chào đón quen thuộc. "Mỹ đã trở lại một cách đáng kinh ngạc với tư cách là lãnh đạo thế giới tự do và điều đó thật tuyệt vời", ông nói. Nhưng Johnson đã đưa Anh rời Liên minh châu Âu, nên tiếng nói của Anh giờ khó có thể "bắt nhịp" cho các quốc gia khác ở châu Âu đi theo.
Vào đêm trước khi Biden trở lại sân khấu quốc tế, quan chức EU ở Brussels đã báo trước về một số bất đồng. "Chúng tôi tin rằng châu Âu nên có những thỏa thuận của riêng mình... Chúng tôi tin nên làm việc với Trung Quốc, không chỉ nói về Trung Quốc mà hãy nói với Trung Quốc", một quan chức nói.
Ngoài ra, Biden cũng đang đối mặt với một thực tế trớ trêu, khi nền dân chủ của chính nước Mỹ bị tấn công trong cuộc vây hãm Đồi Capitol hồi đầu tháng 1. EU, một đồng minh mà Biden cần nhất cho "cạnh tranh chiến lược" với Trung Quốc, đã chán ngấy việc bị cuốn vào vòng xoáy của Mỹ.
"Chúng tôi coi đây là một phần của tự chủ chiến lược của khối. Chúng tôi có đối tác và chúng tôi bảo vệ giá trị, lợi ích của mình", một quan chức EU giải thích.
Một chút mệt mỏi đã xen lẫn giọng điệu của Biden khi ông kết thúc bài phát biểu tại MSC. Robertson cho rằng đây có thể đơn giản là cảm giác mệt mỏi khi phải ngồi trước màn hình quá lâu hoặc chính là "phép ẩn dụ" về những thách thức sắp tới của ông chủ Nhà Trắng.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 110 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 17/2 (theo giờ Hà Nội), thế giới đã ghi nhận 110.137.899 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.432.192 ca tử vong. 84.963.641 bệnh nhân đã phục hồi. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ vẫn là nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của...