Đức thông qua nhiều biện pháp nghiêm ngặt kiểm soát dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, chính quyền các cấp ở Đức ngày 2/12 đã thông qua nhiều biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 đang ở mức nghiêm trọng hiện nay, nhất là khi mùa Đông đã gõ cửa nước Đức.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Sonthofen, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Một số quy định được thông qua, bao gồm áp đặt hạn chế tiếp xúc đối với những người chưa tiêm chủng. Cụ thể, hộ gia đình có người chưa tiêm chủng chỉ được phép gặp thêm tối đa 2 người của một hộ gia đình khác, không tính trẻ dưới 14 tuổi. Mở rộng quy tắc 2G (đã tiêm, đã khỏi bệnh) trên toàn quốc không phụ thuộc vào chỉ số lây nhiễm. Việc tiêm chủng bắt buộc sẽ được Quốc hội thảo luận và quyết định để có thể sớm được áp dụng từ tháng 2/2022 và Hội đồng đạo đức sẽ ra khuyến nghị về việc này trước cuối năm nay. Việc tiêm đủ 2 mũi sẽ không được công nhận lâu dài và sẽ được xem xét lại phù hợp với tình hình tiêm chủng cũng như tình hình vaccine ở Đức. Tại châu Âu, thời hạn công nhận một người được tiêm đủ đang được thảo luận, có thể chỉ là 9 tháng sau mũi thứ 2, do vậy người dân cần tiêm mũi tăng cường do lượng kháng thể bắt đầu giảm sau tháng thứ 5.
Việc tiêm chủng bắt buộc đối với nhân viên làm việc ở các cơ sở nhạy cảm, như nhà dưỡng lão và bệnh viện, sẽ được sớm thực hiện. Chính phủ mong muốn từ nay tới trước Giáng sinh có thể tiêm cho khoảng 30 triệu người, trong đó bao gồm cả mũi một, mũi hai và mũi tăng cường. Đội ngũ bác sĩ tiêm chủng cũng sẽ được mở rộng để thực hiện chiến dịch này. Các câu lạc bộ và vũ trường sẽ phải đóng cửa khi chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân chạm mức 350. Khi chỉ số này vượt 350, các khu vực phải giảm tất cả các tiếp xúc, trong đó giới hạn các buổi tiệc tùng cá nhân với những người đã tiêm và đã khỏi ở mức 50 người trong không gian kín và 200 người ở ngoài trời. Việc đeo khẩu trang là bắt buộc tại trường học.
Ngoài ra, trong đêm Giao thừa cũng sẽ cấm tụ tập đông người, cấm đốt pháo ở nơi công cộng (theo quy định của các địa phương). Việc bán pháo trước Tết cũng bị cấm và không khuyến khích việc đốt pháo nhằm giảm tải cho hệ thống bệnh viện.Phát biểu tại họp báo, Phó Thủ tướng Olaf Scholz, người sẽ là Thủ tướng tương lai của Đức, cho biết mục tiêu tiêm 30 triệu liều tới dịp Giáng sinh là thách thức rất to lớn về mặt hậu cầu. Ông kêu gọi tất cả mọi người nên đi tiêm chủng cũng như tiêm mũi tăng cường. Trong khi đó, theo Thủ tướng Angela Merkel, quyết định tiêm chủng bắt buộc nói chung sẽ được thảo luận và quyết định tại Quốc hội Đức. Theo bà Merkel, tiêm phòng là cách thoát khỏi đại dịch và đây là lý do các cấp chính quyền Đức phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp phù hợp để phòng ngừa dịch bệnh.
Video đang HOT
Đề xuất mở đường bay quốc tế theo 3 giai đoạn
Ngày 8/11, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay đã trình Chính phủ phương án mở đường bay quốc tế thường lệ theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 dự kiến từ quý 1/2022 sẽ nối lại đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Australia. Đây là các quốc gia/vùng lãnh thổ hiện có tỷ lệ người dân được tiêm đủ liều vaccine cao hơn Việt Nam.
Hành khách trên chuyến bay từ các thị trường khác phải có văn bản đồng ý cho phép nhập cảnh Việt Nam của các cơ quan chức năng.
Khách nhập cảnh tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid phải cách ly 7 ngày tại các cơ sở cách ly có thu phí; khách chưa tiêm vaccine phải cách ly 14 ngày.
Máy bay đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hữu Khoa.
Dự kiến tần suất 4 chuyến mỗi tuần cho mỗi nước với tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 12.000 người mỗi tuần. Trên cơ sở ý kiến của các địa phương liên quan về khả năng bố trí cơ sở cách ly, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam thực hiện công tác cấp phép bay.
Giai đoạn 2 dự kiến từ quý 2/2022, triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang "hộ chiếu vaccine". Các thị trường triển khai theo nhu cầu của các hãng hàng không với tần suất dự kiến 7 chuyến mỗi tuần cho mỗi nước.
Hành khách mang "hộ chiếu vaccine" sẽ tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 đến 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khách không mang "hộ chiếu vaccine" phải cách ly tập trung 14 ngày, có thu phí.
Giai đoạn 3 từ quý 3/2022 sẽ khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ với tần suất theo nhu cầu của hãng hàng không.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị cho phép các chuyến bay đưa công dân về nước dạng combo gồm vé máy bay, khách sạn, chi phí kiểm dịch và các chuyến bay đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương (Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam).
Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan công bố ứng dụng kiểm soát dịch bệnh để cài đặt, khai báo y tế điện tử phục vụ hành khách nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam.
Theo đề xuất của Bộ, quy định chung với hành khách nhập cảnh vào Việt Nam là phải có xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR trong 72 giờ trước chuyến bay, khai báo y tế điện tử khi đến.
Từ cuối tháng 3/2020 đến nay, toàn bộ các chuyến bay quốc tế từ Việt Nam đi được phép chở khách và hàng hóa, chiều vào Việt Nam chỉ được chở hàng. Hành khách nhập cảnh đều phải có văn bản đồng ý của các cấp có thẩm quyền và cách ly y tế 14 ngày hoặc 7 ngày.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, gần 2 năm qua đã có hơn 274.000 người nhập cảnh qua đường hàng không. Các hãng hàng không đã tổ chức hơn 400 chuyến bay "giải cứu" vận chuyển trên 110.000 công dân về nước cách ly tại các cơ sở quân đội, và gần 150 chuyến bay với hơn 30.000 người theo hình thức tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly tại khách sạn, xe đón, xét nghiệm.
Hiện có 19 hãng hàng không nước ngoài và Vietnam Airlines đang khai thác các đường bay giữa Việt Nam và 13 quốc gia, vùng lãnh thổ với trung bình hơn 130 chuyến bay hàng tuần mỗi chiều. 9 tháng đầu năm 2021, có khoảng 7.500 chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam với 350.000 hành khách, trong đó, chiều đến Việt Nam là 3.700 chuyến bay, vận chuyển 153.000 khách, hệ số sử dụng ghế trung bình 6,4%.
Bùng phát dịch Covid-19 đợt 4, nhập khẩu thịt heo giảm hơn 23% Trong quý 3, trùng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đợt 4, nhập khẩu thịt heo đông lạnh giảm hơn 23% về lượng và giảm 26% về trị giá so cùng kỳ năm trước. Lần đầu tiên sau gần 3 năm, nhập khẩu thịt heo đông lạnh giảm mạnh. Số liệu từ Tổng cục Hải quan và Cục Xuất nhập khẩu cho thấy,...