Đức thêm 12.332 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên hơn 1,18 triệu ca
Theo báo cáo mới nhất được Viện Robert Koch công bố ngày 7/12, trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 12.332 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.183.655 ca, trong đó, số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lên tới 18.919 ca.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Frankfurt, Đức. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cùng ngày, Chánh văn phòng Nội các Đức Helge Braun và Thủ hiến bang Bavaria (Đức) Markus Soeder đã kêu gọi Thủ tướng nước này Angela Merkel và người đứng đầu chính quyền các bang nhóm họp trước lễ Giáng sinh để thảo luận về các biện pháp tăng cường phòng chống COVID-19.
Trả lời kênh truyền hình ARD, ông Soeder cho rằng các biện pháp phòng chống dịch mà Đức đang triển khai thực hiện hiện nay chưa đủ, do đó, ông cho rằng các cấp lãnh đạo cần nhóm họp trước lễ Giáng Sinh – thời điểm dịch bệnh dễ lây lan do các hoạt động đi lại, tụ tập, tiếp xúc gần gũi gia tăng.
Theo ông, cần hành động ngay tức thì trước khi quá muộn, nhất là tại thời điểm hiện nay khi số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày tại Đức đã không còn tăng mạnh như trước đây, song vẫn ở mức cao và số ca tử vong trong ngày tại Đức đã lên mức cao chưa từng có trong ngày 2/12.
Trong khi đó, trả lời báo Bild, Chánh văn phòng Helge Braun cho rằng Đức cần đưa ra các biện pháp tăng cường phòng dịch với mục tiêu giảm tỷ lệ ca nhiễm còn 50/100.000 dân trong 7 ngày tới trong thời gian sớm nhất có thể. Theo ông, người dân Đức cần hỗ trợ nhà nước bằng cách giảm tiếp xúc và tự nguyện thực hiện biện pháp giãn cách xã hội như cho con em ở nhà học tập trực tuyến ở những điểm nóng của dịch bệnh.
Tuần trước, bà Merkel và lãnh đạo chính quyền các bang đã nhất trí gia hạn các biện pháp hạn chế trên cả nước cho đến ngày 10/1/2021, bao gồm các quy định chỉ cho phép các cuộc hội họp dưới 5 người là thành viên của 2 gia đình. Trong khi đó, từ ngày 9/12, bang Bavaria sẽ chỉ cho phép người dân rời nhà với lý do xác đáng và lệnh giới nghiêm buổi tối sẽ được triển khai thực hiện tại các điểm nóng của dịch bệnh.
Tại Hàn Quốc, chính quyền thành phố Seoul đã quyết định năm nay không tổ chức sự kiện đánh chuông đón năm mới tại tháp chuông Bosingak ở quận Jongno. Đây là lần đầu tiên nghi thức này không được tổ chức sau 67 năm, kể từ khi sự kiện này lần đầu được tổ chức vào năm 1953.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, lễ đánh chuông đêm Giao thừa là sự kiện thường niên diễn vào đêm 31/12 rạng sáng 1/1 của Năm mới, nhằm cầu chúc cho người dân một năm mới tốt lành và bình an. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Seoul sẽ chuẩn bị trước một đoạn video và chuyển đến người dân tiếng chuông Bosingak vào thời khắc chuyển giao năm mới qua mạng. Kế hoạch cụ thể đang chính quyền thành phố thảo luận thêm.
Giới chức Seoul đưa ra quyết định trên trong bối cảnh tình dịch dịch bệnh COVID-19 tại nước này phức tạp trở lại. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 7/12 cho biết nước này có thêm 615 ca mắc mới bệnh COVID-19, trong đó 580 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên 38.161 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc vượt ngưỡng 600 ca/ngày, cho thấy mức độ nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ ba ở nước này.
Các cơ quan y tế nước này đã phải nâng mức giãn cách xã hội thêm một bậc lên 2,5 (mức cao thứ 4 trong thang cảnh báo gồm 5 cấp độ) tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Các khu vực còn lại áp dụng quy định giãn cách xã hội ở Cấp độ 2 tùy theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Quy định mới này chính thức có hiệu lực từ 0h (giờ địa phương) ngày 8/12 tới và kéo dài trong 3 tuần. Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo số ca nhiễm ghi nhận hằng ngày tại Hàn Quốc có thể lên tới 900 ca vào tuần tới do nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới.
Campuchia thêm 6 ca nhiễm trong cộng đồng, Seoul siết chặt chống dịch COVID-19
Ngày 4-12, thành phố Seoul quyết định đóng cửa các hàng quán, cơ sở giải trí... sau 21h tối trong 2 tuần, giảm dịch vụ giao thông công cộng để kiềm chế COVID-19. Trong khi đó, Campuchia tiếp tục phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc sẽ "nghỉ ngơi" sau 21h tối trong 2 tuần tới để hạn chế dịch - Ảnh: REUTERS
Seoul "nghỉ ngơi" sau 9h tối
Hãng tin Yonhap ngày 4-12 dẫn lời chính quyền Seoul, Hàn Quốc cho biết biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ cuối tuần này, ngày 5-12.
"Seoul hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng vô cùng nguy kịch. Chúng ta còn đường lùi. Từ ngày mai, chúng ta sẽ phải cho Seoul tạm nghỉ sau 9h tối", quyền thị trưởng thành phố, ông Seo Jeong Hyup, nói.
Những cơ sở phải đóng cửa bao gồm các cửa hàng, rạp phim, quán cà phê internet, tiệm game, phòng học, công viên giải trí, cơ sở làm đẹp, cắt tóc, cửa hàng tạp hóa. Ngoại lệ là các cửa hàng tạp hóa có diện tích dưới 300m 2 hoặc các quán ăn bán mang đi hoặc giao hàng.
Ngoài ra, thủ đô Hàn Quốc cũng giảm hoạt động của xe buýt, tàu điện ngầm xuống còn 30% sau 9h tối.
Tất cả các trường trung học trong thành phố sẽ phải chuyển sang hình thức học trực tuyến trong 2 tuần, bắt đầu từ đầu tuần sau.
Seoul siết chặt các biện pháp chống dịch sau khi ghi nhận 295 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 3-12, trong khi cả nước ghi nhận số 629 ca, cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
Tình hình gây sức ép lớn lên chính quyền Hàn Quốc. Thủ tướng Chung Sye Kyun nói rằng nước này sẽ theo dõi thêm tốc độ lây nhiễm đến cuối tuần trước khi đưa ra các biện pháp chống dịch mới.
Nhật mở rộng chương trình kích cầu du lịch nội địa
Truyền thông Nhật ngày 4-12 cho biết chính phủ nước này dự kiến mở rộng chương trình Travel To Go từ tháng 1-2021 sang đến tháng 6-2021 bất chấp tình hình lây nhiễm COVID-19 tăng cao. Chương trình được khởi động vào tháng 7-2020 nhằm hỗ trợ các địa phương vốn phụ thuộc vào du lịch.
Trước đó, thủ tướng Suga Yoshihide cũng nói rằng chính phủ sẽ kéo dài chương trình này. "Chúng ta cần hỗ trợ ngành du lịch vốn không thể tách rời với kinh tế địa phương", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Suga nói.
Campuchia thêm 6 ca nhiễm trong cộng đồng
Theo báo Khmer Times ngày 4-12, các ca nhiễm này liên quan đến một nhân viên của cửa hàng quần áo và phụ kiện Pedro ở thủ đô Phnom Penh. Theo Bộ Y tế Campuchia, tổng số ca dương tính COVID-19 liên quan đến cửa hàng này hiện là 7 trường hợp.
Để đối phó với các ổ dịch liên quan đến các cửa hàng, cửa hiệu, Bộ Y tế Campuchia ngày 4-12 công bố một loạt biện pháp: tất cả các nhân viên tại các siêu thị, ngân hàng, cửa hàng bán lẻ và các cửa hàng, cửa hiệu khác phải đeo khẩu trang và tấm ngăn giọt bắn cũng như giữ khoảng cách an toàn ở cự ly ít nhất là 1,5m với nhau và với những người khác.
Khách hàng cũng phải đeo khẩu trang mới được vào trong mua sắm.
Ngoài ra, các cửa hàng, ngân hàng, phải có hệ thuốc tầm soát nhiệt hoặc đo thân nhiệt bằng nhiệt kế tại cửa vào và có dung dịch sát khuẩn cho khách hàng sử dụng. Bảng hiệu hướng dẫn khách hàng đeo khẩu trang, giữ vệ sinh, đặc biệt sau khi ho hoặc hắt hơi phải được đặt ở vị trí dễ quan sát.
Nhân viên các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải được đo nhiệt độ 3 lần mỗi ngày, tránh bắt tay chào hỏi và báo cáo các trường hợp nghi nhiễm cho Bộ Y tế theo đường dây nóng.
Với 6 ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Campuchia hiện là 341 trường hợp, chưa có ai tử vong.
Nhật Bản cảnh báo 3 tuần tới là thời gian quan trọng để kiềm chế dịch Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế, phụ trách công tác ứng phó với dịch COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, thông báo 3 tuần tới là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trong việc kiềm chế sự lây lan của dịch. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/11/2020. (Ảnh: Kyodo/TTXVN) Chính phủ Nhật Bản...