Đức tăng cường các biện pháp chống dịch COVID-19 trong mùa đông
Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi tất cả các bang ở nước này tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hơn nữa trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục ghi nhận những kỷ lục buồn trong những ngày qua.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn phát biểu của ông Scholz tại cuộc đàm phán thành lập chính phủ cho biết Đức sẽ phải vượt qua mùa đông với các biện pháp phòng dịch mới sau khi số ca nhiễm virus tăng kỷ lục hằng ngày. Ứng cử viên Thủ tướng của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) nêu rõ: “Những gì chúng ta cần làm bây giờ là kêu gọi người dân đồng lòng để vượt qua được mùa Đông, thời điểm dịch bệnh gia tăng mạnh trở lại.”
Với trên 50.000 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, cao hơn nhiều so với con số 33.000 ca/ngày trong tuần trước, ông Scholz cảnh báo: “Virus vẫn còn tồn tại và đe dọa sức khỏe của cộng đồng”. Theo ông Scholz, mặc dù cho đến nay, tỷ lệ tiêm chủng tại Đức cao hơn một số nước khác, nhưng nhiều người dân vẫn chưa tận dụng cơ hội tiêm chủng, vì vậy chưa thể đạt được miễn dịch cộng đồng và đây chính là nguyên nhân khiến số ca mắc mới vẫn gia tăng trong những ngày qua.
Ngoài việc kêu gọi chính quyền các bang tiếp tục áp đặt các biện pháp chống dịch như đeo khẩu trang bắt buộc hay những quy định khác về vấn đề vệ sinh, Phó Thủ tướng Scholz cũng kêu gọi một chiến dịch tiêm chủng rộng rãi hơn. Ông nhấn mạnh: “Mọi việc phải chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo hàng triệu người dân được tiêm mũi tăng cường, đó là nhiệm vụ trong những tuần và tháng tới”. Ông khẳng định với sự tài trợ của quỹ liên bang, các trung tâm tiêm chủng sẽ mở cửa trở lại để có thể thực hiện cả mục tiêu tiêm mũi đầu cho người chưa chủng ngừa và mũi tăng cường cho những người đã tiêm đủ hai mũi.
Phó Thủ tướng Scholz nhấn mạnh thêm rằng các quy tắc “3G”, theo đó yêu cầu mọi người phải có chứng nhận tiêm chủng, hoặc phục hồi sức khỏe sau khi mắc COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính với virus, nên được thực hiện ở tất cả các công sở làm việc. Ông cũng đề xuất nối lại hoạt động xét nghiệm hằng tuần miễn phí từ tuần tới.
Trong khi đó, tại bang Bayern, Thủ hiến Markus Sder cảnh báo các bệnh viện tại bang Đông Nam này đang rơi vào tình trạng quá tải khi số bệnh nhân nhập viện gia tăng trong những ngày qua.
Mặc dù tất cả các sự kiện đông người và địa điểm công cộng… hiện đều đang áp đặt quy định “2G”, Thủ hiến Sder cho biết bang này đang lên kế hoạch thực hiện quy định “2G plus”, theo đó, người đến các nhà hàng và khách sạn ngoài việc có các chứng nhận 2G vẫn phải xét nghiệm PCR trước khi tham gia các sự kiện đông người. Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 11/11, ông Sder nói: “Chúng tôi cần quy định 2G trên toàn quốc”.
Người đứng đầu bang Bayern kêu gọi những người chưa tiêm vaccine nên đi tiêm phòng để bảo vệ người khác và ông gọi đó là trách nhiệm “đạo đức”.
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại Đức liên tục gia tăng trong những ngày qua, chính quyền liên bang sẽ triệu tập hội nghị trong tuần tới với sự tham gia của đại diện tất cả các bang để thảo luận về các biện pháp đối phó với đợt dịch thứ tư hiện nay.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi tất cả các bang ở nước này tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hơn nữa trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục ghi nhận những kỷ lục buồn trong những ngày qua.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn phát biểu của ông Scholz tại cuộc đàm phán thành lập chính phủ cho biết Đức sẽ phải vượt qua mùa đông với các biện pháp phòng dịch mới sau khi số ca nhiễm virus tăng kỷ lục hằng ngày. Ứng cử viên Thủ tướng của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) nêu rõ: “Những gì chúng ta cần làm bây giờ là kêu gọi người dân đồng lòng để vượt qua được mùa Đông, thời điểm dịch bệnh gia tăng mạnh trở lại.”
Với trên 50.000 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, cao hơn nhiều so với con số 33.000 ca/ngày trong tuần trước, ông Scholz cảnh báo: “Virus vẫn còn tồn tại và đe dọa sức khỏe của cộng đồng”. Theo ông Scholz, mặc dù cho đến nay, tỷ lệ tiêm chủng tại Đức cao hơn một số nước khác, nhưng nhiều người dân vẫn chưa tận dụng cơ hội tiêm chủng, vì vậy chưa thể đạt được miễn dịch cộng đồng và đây chính là nguyên nhân khiến số ca mắc mới vẫn gia tăng trong những ngày qua.
Ngoài việc kêu gọi chính quyền các bang tiếp tục áp đặt các biện pháp chống dịch như đeo khẩu trang bắt buộc hay những quy định khác về vấn đề vệ sinh, Phó Thủ tướng Scholz cũng kêu gọi một chiến dịch tiêm chủng rộng rãi hơn. Ông nhấn mạnh: “Mọi việc phải chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo hàng triệu người dân được tiêm mũi tăng cường, đó là nhiệm vụ trong những tuần và tháng tới”. Ông khẳng định với sự tài trợ của quỹ liên bang, các trung tâm tiêm chủng sẽ mở cửa trở lại để có thể thực hiện cả mục tiêu tiêm mũi đầu cho người chưa chủng ngừa và mũi tăng cường cho những người đã tiêm đủ hai mũi.
Phó Thủ tướng Scholz nhấn mạnh thêm rằng các quy tắc “3G”, theo đó yêu cầu mọi người phải có chứng nhận tiêm chủng, hoặc phục hồi sức khỏe sau khi mắc COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính với virus, nên được thực hiện ở tất cả các công sở làm việc. Ông cũng đề xuất nối lại hoạt động xét nghiệm hằng tuần miễn phí từ tuần tới.
Trong khi đó, tại bang Bayern, Thủ hiến Markus Sder cảnh báo các bệnh viện tại bang Đông Nam này đang rơi vào tình trạng quá tải khi số bệnh nhân nhập viện gia tăng trong những ngày qua.
Mặc dù tất cả các sự kiện đông người và địa điểm công cộng… hiện đều đang áp đặt quy định “2G”, Thủ hiến Sder cho biết bang này đang lên kế hoạch thực hiện quy định “2G plus”, theo đó, người đến các nhà hàng và khách sạn ngoài việc có các chứng nhận 2G vẫn phải xét nghiệm PCR trước khi tham gia các sự kiện đông người. Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 11/11, ông Sder nói: “Chúng tôi cần quy định 2G trên toàn quốc”.
Người đứng đầu bang Bayern kêu gọi những người chưa tiêm vaccine nên đi tiêm phòng để bảo vệ người khác và ông gọi đó là trách nhiệm “đạo đức”.
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại Đức liên tục gia tăng trong những ngày qua, chính quyền liên bang sẽ triệu tập hội nghị trong tuần tới với sự tham gia của đại diện tất cả các bang để thảo luận về các biện pháp đối phó với đợt dịch thứ tư hiện nay.
Phép thử cho 'thí nghiệm' sống chung Covid-19 của Anh
Mùa đông kéo đến, học sinh đi học trở lại, hiệu quả của vaccine dần suy yếu là các thử thách đối với chiến lược sống chung Covid-19 của Anh.
Trong suốt 4 tháng qua, Anh gần như tiến hành một thí nghiệm dịch tễ học quy mô lớn. Nước này dỡ bỏ hầu như toàn bộ hạn chế về Covid-19, ngay cả khi tỷ lệ lây nhiễm ngày càng cao. Các lãnh đạo cho rằng chương trình tiêm chủng nhanh chóng của đất nước khiến số ca nhiễm nặng và nghiêm trọng giảm xuống.
Song giờ đây, số bệnh nhân nhập viện và tử vong tăng đều đặn trở lại, vaccine bắt đầu giảm tác dụng, mùa đông sắp đến. Tất cả yếu tố đó là phép thử khó nhằn cho chiến lược sống chung với Covid-19 của Anh.
Số ca nhiễm mới đã vượt 50.000 hôm 21/10, tăng 18% so với tuần trước đó, lần thứ hai đạt kỷ lục kể từ tháng 7. Lượng người nhập viện hôm đó tăng 15,4% so với cùng kỳ, đạt 959 ca. Số bệnh nhân tử vong vì Covid-19 cũng tăng gần 11%.
Tim Spector, giáo sư dịch tễ học di truyền Đại học Kings College London, người đứng đầu nghiên cứu về các triệu chứng Covid-19, cho biết: "Mọi thứ ập đến gần như ngay lập tức".
Sự trỗi dậy của virus là cú sốc lớn với quốc gia tin rằng phần tồi tệ nhất của đại dịch đã nằm lại phía sau. Với chiến dịch tiêm chủng thành công và một thời gian sống bình thường, người Anh giờ đây bị thất vọng khi nhận ra Covid-19 vẫn đeo bám dai dẳng.
Chiến lược này như sự đánh cược lớn của Anh. Chính phủ quyết định mở cửa kinh tế ngay khi virus vẫn lây lan, cố gắng giữ số người nhập viện ở mức thấp . Mô hình này được Mỹ và các nước châu Âu xem là khả thi nhằm thoát khỏi đại dịch. Trong một khoảng thời gian, người Anh được tận hưởng cuộc sống bình thường chưa từng thấy so với phần còn lại của châu Âu. Họ lui tới câu lạc bộ đêm, nhà hát và sân vận động, hiếm khi đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách an toàn.
Tỷ lệ người nhiễm bệnh và nhập viện hiện vẫn thấp hơn so với đỉnh dịch hồi tháng 1. Nhưng Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) chịu nhiều áp lực, lo ngại vì mùa cúm sắp đến. Các bệnh viện đối mặt với viễn cảnh dịch bệnh kép trong mùa đông năm nay.
Số ca nhiễm ở người đã chủng ngừa những tuần gần đây tăng lên so với trước đó, ngoài ra đa số các ca mắc mới chủ yếu ở nhóm học sinh, theo nghiên cứu của giáo sư Spector. Chính phủ đã cho học sinh, phần lớn chưa tiêm chủng, trở lại trường vào tháng 9 mà không yêu cầu các em đeo khẩu trang.
Người dân mua sắm tại Newcastle, phía Đông Bắc nước Anh, ngày 21/10. Ảnh: NY Times
Giáo sư Spector cho biết: "Virus vốn chỉ giới hạn ở học sinh, nay mở rộng ra cả các nhóm tuổi khác. Giờ đây, các ca mắc là tổng hợp của nhóm trẻ tuổi, người chưa tiêm chủng và người già hay người đã tiêm chủng".
Ông cho rằng điều này phản ánh hiệu quả của vaccine đang suy yếu . Anh tiêm chủng sớm hơn hầu hết các quốc gia phát triển, vì vậy miễn dịch người dân cũng suy giảm sớm hơn. Gần 80% người từ 12 tuổi trở lên ở Anh đã tiêm đủ hai mũi, nhưng hầu hết người cao tuổi nhận vaccine từ 6 tháng trước hoặc lâu hơn.
Theo phân tích của giáo sư Spector, khả năng bảo vệ của hai liều AstraZeneca , loại vaccine được sử dụng rộng rãi nhất ở Anh, giảm từ 88% xuống còn 74% sau 4 đến 5 tháng. Đến nay, Thủ tướng Boris Johnson vẫn bác bỏ các lời kêu gọi áp dụng lại biện pháp dập dịch như đeo khẩu trang ở không gian kín hoặc triển khai hộ chiếu vaccine như nhiều nước châu Âu khác.
Thay vào đó, chính phủ kêu gọi tiêm liều vaccine tăng cường, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc cộng đồng dễ tổn thương. Hôm 21/10, ông Johnson nhận định số ca nhiễm nCoV tại Anh cao, song nằm trong dự đoán. Nước này quyết định "kiên trì với kế hoạch của mình".
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid lặp lại thông điệp mình từng đưa ra hồi tháng 7 khi chính phủ gỡ bỏ hầu hết lệnh hạn chế, ông cảnh báo số ca mắc mới có thể lên hơn 100.000 mỗi ngày trong những tuần tới.
Sau khi gỡ giãn cách xã hội, trái với nghi ngại của nhiều nhà dịch tễ học, số ca nhiễm giảm xuống thay vì tăng lên. Đây dường như là dấu hiệu cho thấy quyết định của chính phủ đi đúng hướng. Tuy nhiên, mọi thứ xảy ra vào mùa hè, khi thời tiết ấm áp, học sinh nghỉ học và độ bảo vệ của vaccine còn cao.
Số bệnh nhân hàng ngày của Anh hiện gấp ba lần Đức, Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Chương trình tiêm chủng của các nước này hầu như đã bắt kịp hoặc vượt qua Anh. Điều đó khiến nhiều chuyên gia y tế công cộng hối thúc chính phủ nhìn nhận lại chiến lược của mình, xem xét tái áp đặt lệnh hạn chế.
Devi Sridhar, người đứng đầu chương trình y tế công cộng toàn cầu tại Đại học Edinburgh, nhận định Anh nên chuyển sang thực hiện 'Kế hoạch B. Theo đó, người dân bắt buộc đeo khẩu trang ở một số địa điểm, làm việc tại nhà và triển khai hộ chiếu vaccine.
Được ghi nhận là có công sức trong việc đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường, ông Johnson khó lòng đảo ngược chiến lược hiện tại. Phố Downing hy vọng đợt nghỉ giữa kỳ của học sinh sẽ làm giảm tỷ lệ lây nhiễm. Chính phủ cũng lên kế hoạch truyền thông với khẩu hiệu: "Tiêm chủng, tiêm liều tăng cường để tự bảo vệ bản thân" nhằm kêu gọi người dân tiêm liều thứ ba và nhắc nhở cộng đồng về sự nguy hiểm của virus.
Bang Bayern (Đức) ban bố tình trạng thảm hoạ do dịch COVID-19 Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại Đức, đặc biệt là tình trạng dịch lây lan rộng tại Bayern khiến giới chức bang miền Nam nước Đức này phải ban bố tình trạng thảm hoạ để huy động nguồn lực khống chế dịch bệnh. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN...