Đức sẽ tiếp nhận khoảng 500 trẻ tị nạn từ Hy Lạp trong vài tuần tới
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 8/4, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết trong những tuần tới, nước này sẽ đón nhận khoảng 500 người ở độ tuổi vị thành niên không có người đi kèm từ các trại tị nạn ở Hy Lạp, đồng thời kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác nhanh chóng có những động thái tương tự.
Người tị nạn trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 4/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình RTL/ntv của Đức, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết Berlin đã đề xuất với Chính quyền Hy Lạp và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) rằng nước này muốn tiếp nhận từ 350 đến 500 trẻ em trong vài tuần tới. Ông hy vọng các nước thành viên EU khác cũng sẽ noi theo gương của Đức tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn ở tuổi vị thành niên.
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Đức đã nhất trí ban đầu cho phép 50 người tị nạn ở tuổi vị thành niên từ các trại của người tị nạn ở các đảo Lesbos và Chios của Hy Lạp nhập cảnh nước này. Theo Bộ Nội vụ Đức, việc tiếp nhận những người tị nạn trên có thể sẽ bắt đầu được thực hiện từ tuần tới và những người tị nạn ở tuổi vị thành niên dưới 14 tuổi sẽ được cách ly trong 14 ngày tại bang Niedersachsen trước khi chuyển tới các khu vực khác nhau ở Đức. Ngoài ra, những người này phải được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 không quá 3 ngày trước khi nhập cảnh vào Đức.
Hàng nghìn người tị nạn hiện đang phải sống trong những điều kiện tồi tệ tại các trại tị nạn ở Hy Lạp. Những điều kiện này mới đây đã trở nên xấu hơn do sự bùng phát dịch COVID-19. Để giải quyết tình trạng trên, Luxembourg gần đây cũng đã thỏa thuận với Hy Lạp về việc tiếp nhận 12 người tị nạn ở tuổi vị thành niên từ các trại trên theo chương trình hỗ trợ người tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Tiếp đó là Pháp, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Litva, Croatia and Ireland. Đức là quốc gia mới nhất tham gia chương trình này.
Video đang HOT
Anh Đức
Đức thuyết phục các bên xung đột tham dự hội thượng đỉnh về Libya
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước.
Lực lượng trung thành vớiTướng Khalifa Hafta tuần tra tại thành phố Sebha, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 16/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lên đường tới Libya trong nỗ lực thuyết phục Tướng Khalifa Haftar - Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng - tham gia hội nghị thượng đỉnh về cuộc xung đột tại Libya dự kiến diễn ra vào cuối tuần này ở thủ đô Berlin.
Trao đổi với báo giới trước khi lên đường tới Libya, Ngoại trưởng Maas cho biết hội nghị tại Berlin, dự kiến diễn ra vào ngày 18/1, là "cơ hội tốt nhất về lâu dài" đối với các cuộc hòa đàm tại Libya, vốn chìm trong xung đột kể từ năm 2011.
Ông Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước. Để làm được điều này, các bên xung đột tại Libya cần tham gia cơ chế đối thoại do Liên hợp quốc đề xuất và có thiện chí thúc đẩy một lệnh ngừng bắn thực sự.
Theo kế hoạch, ông Maas sẽ gặp Tướng Haftar tại thành phố Benghazi, miền Đông Libya, một vài ngày sau khi gặp người đứng đầu Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) ở Tripoli Fayez al-Sarraj.
Ngày 14/1 vừa qua, Chính phủ Đức đã xác nhận sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về cuộc xung đột tại Libya vào cuối tuần này. Nước chủ nhà đã mời đại diện 11 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, tới tham dự hội nghị.
Đức cũng mời đại diện của các bên đối lập tại Libya, gồm Tướng Khalifa Haftar và người đứng đầu GNA Fayez al-Sarraj nhưng chưa nhận được phản hồi từ hai bên.
Đầu tuần này, phái đoàn của hai bên đối địch ở Libya đã tiến hành đàm phán tại Moskva nhằm cố gắng đi đến một thỏa thuận ngừng bắn dưới sự trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Tướng Haftar đã rời khỏi thủ đô Moskva của Nga mà không ký kết thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt 9 tháng xung đột tại quốc gia này.
Libya vẫn trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi. Hiện nước này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng.
Chính phủ GNA do Thủ tướng Fayez al-Sarraj đứng đầu hoạt động ở thủ đô Tripoli và được Liên hợp quốc công nhận, trong khi LNA của Tướng Haftar hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi LNA được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
UNHCR: EU cần giúp Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư Theo UNHCR, mỗi ngày có hàng trăm người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đổ vào quốc gia cửa ngõ châu Âu, vốn đang phải cưu mang 39.000 người trong các trại tị nạn ngoài các đảo và hơn 22.000 người trên đất liền. Người tị nạn trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 6/10/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN) Liên minh châu Âu (EU) cần giúp...