Đức sắp nới lỏng điều kiện nhập tịch
Reuters đưa tin Bộ Nội vụ Đức ngày 19.5 công bố dự thảo luật mới để giúp việc nhập quốc tịch Đức dễ dàng hơn.
Theo đó, dự luật cho phép đa quốc tịch và giảm số năm cư trú bắt buộc trước khi nhập tịch từ 8 năm xuống chỉ còn 5 hoặc 3 năm. Các yêu cầu về tiếng Đức khi nhập tịch cũng được nới lỏng đối với lao động nhập cư đến Đức vào những năm 1950 và 1960, phần lớn trong số này là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự luật sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại quốc hội Đức trong mùa hè năm nay. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh Đức đang tìm cách mở cửa thị trường lao động cho những người đến từ bên ngoài Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong một cuộc họp nội các hồi đầu tháng 4. Ảnh REUTERS
Video đang HOT
Đức đang cần hàng trăm ngàn lao động cho các lĩnh vực từ ẩm thực, chăm sóc trẻ em đến công nghệ thông tin và năng lượng tái tạo. Đến cuối năm 2021, nước Đức có khoảng 72,4 triệu công dân và khoảng 10,7 triệu người có quốc tịch nước ngoài sinh sống, trong đó khoảng 5,7 triệu người đã ở Đức ít nhất 10 năm.
Chuyên gia nói Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát
Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát.
Biển hiệu quảng cáo hội chợ việc làm tại Manhattan, New York (Mỹ). Ảnh: Reuters
Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 7,7% từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022, tháng thứ 9 liên tiếp tăng trên 7%. Nguyên nhân là nguồn cung không ổn định và nhu cầu gia tăng. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), mong chờ cơ quan này hạ nhiệt tình hình bằng cách tăng lãi suất. Nhưng chính sách tiền tệ phải có độ trễ mới hiệu quả và có thể thay đổi. Điều này khiến công việc của FED thêm phần khó khăn.
Do đó, ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ.
Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.
Vào tháng 10, đã có 10,3 triệu cơ hội việc làm ở Mỹ, trong khi tổng số người thất nghiệp tại nước này là 6 triệu. Trong ngắn hạn, việc mở rộng số lượng thị thực H-1B cho các chuyên gia lành nghề và thị thực H-2B cho lao động thời vụ phi nông nghiệp sẽ giúp các đơn vị sử dụng lao động vượt qua tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng này. Về lâu dài, làm như vậy cũng sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát.
Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ - Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỷ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000-2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.
Tình trạng người nhập cư giảm một phần là do cuộc Đại suy thoái bắt đầu vào năm 2007 và sự phục hồi chậm chạp sau đó khiến một số lao động nước ngoài không muốn đến Mỹ. Nhưng chính sách nhập cư của chính phủ Mỹ cũng gây khó khăn hơn cho người nhập cư. Trước đại dịch COVID-19, Mỹ xử lý mạnh tay người nhập cư không có giấy tờ.
Một công nhân làm việc tại South Carolina (Mỹ). Ảnh: Reuters
Năm 2019, Mỹ đã cấp số thị thực H-1B và H-2B tương đương với mức của một thập niên trước đó. Loại thị thực duy nhất đã tăng đáng kể kể từ năm 2010 là H-2A, cấp phép nhập cảnh tạm thời cho lao động nông nghiệp. Sau khi COVID-19 bùng phát, tất cả các chương trình này tạm dừng do các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới tạm hoãn hầu hết các dịch vụ. Hiện nay, các đại sứ quán Mỹ đang dần khôi phục nỗ lực xử lý thị thực, nhưng số lượng nhân viên lãnh sự vẫn chưa đạt đến mức trước đại dịch.
Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỷ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.
Việc mở rộng chương trình thị thực H-2B được coi là giải pháp. Những người sở hữu thị thực H-2B thường làm những công việc như nhân viên nhà hàng, chế biến thịt, công nhân xây dựng... đều là những ngành nghề các công ty Mỹ đang muốn tuyển dụng, trong khi người dân nước này không mấy mặn mà. Quốc hội Mỹ chỉ đặt hạn chế 66.000 thị thực H-2B mỗi năm, khá nhỏ so với 1,8 triệu việc làm tính riêng trong ngành xây dựng và dịch vụ thực phẩm.
Ngoài ra, các nhà quan sát đánh giá mở rộng nhập cư có thể là chiến thắng về mặt chính trị khi người Mỹ khá ủng hộ nhập cư. Trong khảo sát quốc gia vào tháng 7/2022, Gallup hỏi những người tham gia khảo sát rằng nhập cư là điều tốt hay xấu cho Mỹ ngày nay, có đến 70% người được hỏi cho biết đó là điều tốt. Một khảo sát do Economic Innovation Group thực hiện trong tháng 8/2022, có đến 71% cử tri Mỹ tham gia khảo sát ủng hộ người nhập cư lành nghề đến nước này.
Chính phủ Đức nhất trí những điểm chính về luật nhập cư mới Ngày 30/11, nội các chính phủ liên bang Đức đã nhất trí thông qua các điểm chính trong dự thảo luật nhập cư mới, dự kiến ban hành trong năm 2023. Hành khách tại sân bay Brandenburg, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, luật nhập cư mới sẽ cho phép những người lao động có tay nghề được...