Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar
Đức, Pháp và Ba Lan đang hồi sinh Tam giác Weimar từng bị lãng quên để tăng cường năng lực phòng thủ của Liên minh châu Âu (EU).
Trong ảnh từ trái qua: Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: DPA
Liên minh gồm Pháp, Đức, Ba Lan hình thành năm 1991 có tên Tam giác Weimar vốn đóng băng hoạt động trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi chính sách đối ngoại của Đức và Pháp đối với Nga. Điều này Tam giác Weimar được quan tâm trở lại.
Mối quan hệ giữa 3 quốc gia xấu đi trong giai đoạn 8 năm cai trị của đảng Pháp luật và Công lý (PiS) tại Ba Lan. Chính quyền mới của Ba Lan được đánh giá cởi mở hơn trong hợp tác với châu Âu.
Nhà phân tích Lukasz Jasinski tại Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan nhận định với kênh DW (Đức) rằng những yếu tố này đã mở cửa cơ hội hợp tác cho Tam giác Weimar.
Ông Jasinski lý giải: “Đây là giai đoạn ngắn khi hợp tác nằm trong lợi ích 3 quốc gia, có ý chí chính trị cùng quan điểm và ý tưởng để đưa hợp tác của họ đến mức thực tiễn”. Nhà phân tích này bổ sung rằng mục đích của Tam giác Weimar là gửi thông điệp chính trị mạnh mẽ đến Nga.
Video đang HOT
Vào tháng 3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã gặp gỡ tại Berlin (Đức) để đổi mới thể thức của Tam tác Weimar đồng thời thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 16/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 24/6, tại Paris (Pháp), Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Pháp cùng Ba Lan tuyên bố các bước đi vững chắc nhằm củng cố vai trò của châu Âu tại NATO. Đây được coi là kế hoạch B trong viễn cảnh Mỹ không hỗ trợ châu Âu nếu xảy ra tấn công. Giáo sư Carlo Masala tại Đại học Bundeswehr Munich (Đức) phân tích rằng bất kể nhân vật nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới, châu Âu phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Theo ông, cần xây dựng thêm năng lực như tên lửa hành trình và hệ thống phòng không.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cùng người đồng cấp Ba Lan và Pháp đã công bố kế hoạch mua tên lửa tầm xa, thiết lập cơ chế để cùng mua vũ khí tấn công chính xác như tên lửa hành trình.
Tên lửa hành trình thường bay ở tầm thấp, khiến radar khó phát hiện chúng. Kho tên lửa hành trình hiện nay của châu Âu bao gồm những hệ thống đã cũ hoặc đắt đỏ như Storm Shadow (Anh), Scalp (Pháp) và Taurus (Đức). Những tên lửa này có tầm bắn vài trăm km.
Một trong những điểm quan trọng từ cuộc họp gần đây nhất của Tam giác Weiman là kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận chung. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz sau cuộc gặp cho biết: “Liên minh của Tam giác Weimar đang trở thành thực tế”. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius bổ sung rằng mục đích là khiến Tam giác Weimar hữu hình qua lực lượng vũ trang.
Tam giác Weimar không chỉ chú ý tới mảng vũ khí mà còn cả các cuộc tấn công mạng.
Theo ông Jasinski, câu hỏi lớn hiện nay là liệu Tam giác Weimar có thể chịu được “cơn gió” của chính sách chủ nghĩa dân túy tại những quốc gia như Pháp và Đức.
Pháp và Đức gỡ bỏ khúc mắc, quyết giúp Ukraine tăng tốc sản xuất vũ khí
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định các tập đoàn quốc phòng của Pháp và Đức sẽ hợp tác với Kiev để tăng tốc sản xuất vũ khí ngay trên lãnh thổ Ukraine.
Phát biểu tại họp báo sau hội đàm ở Berlin với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 15/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố "các nhà sản xuất công nghiệp của chúng tôi sẽ hợp tác với người Ukraine để tăng tốc sản xuất vũ khí", Interfax đưa tin.
Các ông Macron, Scholz và Tusk tại cuộc hội đàm ở Berlin ngày 15/3. Ảnh: AP
Theo ông Macron, Thủ tướng Đức Scholz đã cùng ông "đảm nhận trách nhiệm đặc biệt liên quan đến việc sản xuất vũ khí chung trên lãnh thổ Ukraine". "Chúng tôi muốn bắt đầu làm như vậy bây giờ", Tổng thống Pháp tuyên bố.
Tờ Politico cho biết, cuộc gặp ở Berlin là một trong những nỗ lực nhằm "giảm bớt căng thẳng đã leo thang những tuần gần đây xung quanh chủ đề Ukraine" giữa Pháp và Đức, hai quốc gia có tiếng nói lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Sau tuyên bố của ông Macron, Thủ tướng Đức Scholz xác nhận các bên đã nhất trí "mua thêm nhiều vũ khí hơn nữa cho Ukraine trên thị trường thế giới nói chung".
"Tiếp đó, việc sản xuất thiết bị quân sự sẽ được mở rộng, bao gồm cả việc hợp tác với các đối tác ở Ukraine", ông Scholz thông tin, đồng thời khẳng định phương Tây sẽ thành lập một "liên minh tên lửa pháo binh tầm xa" để hỗ trợ Kiev.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo CAESAR do Pháp viện trợ. Ảnh: France24
Chưa rõ liệu nỗ lực của Pháp và Đức có thể sớm giúp Ukraine cải thiện năng lực tấn công trên chiến tuyến hay không. Kiev gần đây hứng nhiều thất bại một phần do thua kém Nga về binh lực, cũng như tình trạng thiếu hụt vũ khí, nhất là đạn pháo tầm xa.
Trong diễn biến liên quan, tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Đức là Rheinmetall ngày 16/3 thông báo sẽ thiết lập 4 cơ sở sản xuất ở Ukraine để chế tạo đạn pháo, xe quân sự, thuốc súng và vũ khí phòng không.
"Ukraine hiện là đối tác quan trọng đối với chúng tôi, nơi chúng tôi nhận thấy tiềm năng đạt từ 2-3 tỷ euro doanh thu mỗi năm", Giám đốc điều hành Rheinmetall Armin Papperger tiết lộ.
Hungary và Ba Lan tập hợp đồng minh để bảo vệ quyền phủ quyết trong EU Chính sách đối ngoại và an ninh trong EU là một trong số lĩnh vực cần có sự đồng thuận. Nhưng quy tắc nhất trí này có thể được sử dụng bởi một quốc gia thành viên duy nhất để làm chệch hướng hoặc ngăn chặn một quyết định chung. Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó. Ảnh: Hungarytoday.hu Theo trang tin Euronews.com,...