Đức, Pháp giục Mỹ hợp tác tình báo sau vụ Thủ tướng Đức bị theo dõi
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 24.10 đã lên tiếng yêu cầu Mỹ ký kết một thỏa thuận “ không do thám” với Berlin và Paris vào cuối năm 2013, nói rằng việc Washington do thám hai đồng minh châu Âu thân cận cần phải được chấm dứt.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) – Ảnh: Reuters
Phát biểu sau cuộc trò chuyện với lãnh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), thủ tướng Đức cho biết bà muốn Tổng thống Mỹ Barack Obama hành động, chứ không phải chỉ xin lỗi suông, theo Reuters.
Cả Đức và Pháp sẽ cùng bàn bạc về một “thỏa thuận chung” với Mỹ về việc cơ quan tình báo của ba nước cùng hợp tác và các thành viên EU khác cũng sẽ có thể tham gia sau đó, bà Merkel nói.
Thủ tướng Đức đã thông báo về đề xuất nói trên sau phiên họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh EU, kéo dài trong hai ngày 24-25.10, và lãnh đạo của 28 nước thành viên EU có mặt tại hội nghị cho biết họ ủng hộ đề xuất này.
Bà Merkel đã đề cập đến một thỏa thuận “không theo dõi” với ông Obama khi tổng thống Mỹ ghé thăm Berlin hồi tháng 6.2013, nhưng sau đó hai bên đã không đi đến một thỏa thuận chung nào.
Video đang HOT
Giới quan sát nhận định vụ điện thoại của Thủ tướng Merkel dính “bọ nghe lén” của Mỹ sẽ càng khiến bà thêm quyết tâm đối với thỏa thuận nêu trên.
Mỹ hiện đã ký thỏa thuận “không do thám” với Anh, Úc, New Zealand và Canada.
Tuy nhiên, Mỹ lại không hào hứng ký kết thỏa thuận tương tự với các đồng minh khác dù rất thân thiết, chẳng hạn như Đức, theo Reuters.
“Quân đội hai nước cùng ở Afghanistan với nhau. Binh sĩ hai nước cùng vào sinh ra tử. Có những người đã chết trên cùng một trận đánh”, bà Merkel cho hay.
“Tình bạn và quan hệ đối tác giữa các nước EU, bao gồm Đức, và Mỹ không phải là một chiều. Chúng ta phụ thuộc lẫn nhau”, thủ tướng Đức nói thêm.
Theo TNO
Bầu cử Đức: Đảng bà Merkel thắng áp đảo
Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của đương kim thủ tướng Đức Angela Merkel giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tại Đức ngày 22/9.
Bà Merkel vẫy hoa mừng chiến thắng ngày 22/9. Ảnh: Reuters.
Tuy vậy đảng của bà có thể phải thuyết phục các đối thủ cánh tả tham gia chính phủ liên minh, theo Reuters ngày 23/9.
Kết quả bầu cử Đức cho thấy đảng của bà Merkel chiếm số phiếu trên 42%, mức cao nhất của họ kể từ năm 1990, năm nước Đức thống nhất. Điều này chứng tỏ tài lãnh đạo ổn định của bà Merkel lèo lái nước Đức qua cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro.
"Đây là một kết quả siêu đẳng", bà Merkel nói với những người ủng hộ. "Cùng bên nhau, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để làm thêm những thành công cho nước Đức trong bốn năm tiếp theo".
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) ở vị trí đối lập về nhì với 25,5% số phiếu. Đây là kết quả tồi tệ thứ nhì của họ trong thời kỳ hậu chiến tranh. Chiến dịch của cựu bộ trưởng tài chính Peer Steinbrueck không bao giờ đạt được chỉ số cạnh tranh đáng kể đối với bà Merkel, bình luận của Reuters cho hay.
Bà Merkel, con gái của một mục sư tin lành lớn lên ở Đông Đức, là thủ tướng thứ ba sau chiến tranh lập thành tích giành chiến thắng trong ba cuộc bầu cử, sau thời Adenauer và Helmut Kohl - người đỡ đầu cho Merkel.
Merkel cũng là một trong số rất ít các nhà lãnh đạo châu Âu "sống sót" qua cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu - nơi 19 đồng nghiệp đương nhiệm trong khối EU của bà rời chức vụ kể từ đầu năm 2010.
Tại trụ sở đảng CDU ở Berlin, những người ủng hộ mặc áo pull có dòng chữ tên bà "Angie" hò reo vẫy cờ Đức và hát theo bài hát Days like these của ban nhạc punk Đức Die Toten Hosen. Merkel, người có phong cách lãnh đạo khiêm tốn, vỗ tay theo nhịp bài hát.
Mặc dù CDU chiến thắng vang dội nhưng theo các nhà quan sát, nhiệm kỳ thứ ba của bà Merkel sẽ không thể là "một điệu nhảy nhót thoải mái".
Bà Merkel dự báo sẽ gặp khó khăn khi quốc hội bị chi phối bởi bên cánh tả như SPD và đảng Xanh. Việc đàm phán với phe đối lập SPD có thể khiến bà Merkel phải nhường lại một số vị trí nội các quan trọng, như bộ tài chính, cho SPD và chấp nhận một số chính sách của đảng này như về quy định mức lương tối thiểu và tăng thuế đối với những người có thu nhập cao nhất - điều mà bà Merkel đã phản đối trong chiến dịch tranh cử.
Nữ thủ tướng Đức cũng phải đối mặt với những thách thức lớn về chính sách năng lượng hạt nhân tái tạo, đặt ra một tầm nhìn mới cho khu vực đồng euro vốn "tả tơi" vì suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tổng thống Pháp Francois Hollande , vốn có thiên hướng ủng hộ đảng SPD, nhưng đã nhanh chóng gọi điện thoại chúc mừng chiến thắng của bà Merkel và mời bà đến thăm Paris sau khi chính phủ mới được thành lập.
Theo Xahoi
Đức không định tấn công Syria Chỉnh phủ Đức không cân nhắc về việc tham gia hành động quân sự chống lại Syria và cũng chưa được nước nào đề nghị can thiệp. Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: PressTV "Chưa có bên nào đề nghị chúng tôi cam kết quân sự, và một sự cam kết quân sự của Đức chưa bao giờ được chính phủ chúng tôi...