Đức, Pháp đã thống nhất lộ trình cho Brexit
Tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 26-6 đã điện đàm và hoàn toàn thống nhất với nhau về cách thức giải quyết Brexit.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Đức Angela Merkel tại một sự kiện ở miền đông bắc nước Pháp ngày 29-5-2016 – Ảnh: AFP
Theo AFP, một nguồn tin gần gũi với tổng thống Hollande cho biết, trong cuộc điện đàm, hai nguyên thủ đã thống nhất sẽ tổ chức các cuộc họp bàn tại Berlin trong hôm nay (27-6) với mong muốn “đạt được sự minh bạch lớn nhất để tránh mọi bất ổn”.
Hai nhà lãnh đạo cũng “nhấn mạnh nhu cầu cần có các đề xướng của châu Âu và cần hành động khẩn trương với những ưu tiên cụ thể”.
Video đang HOT
Quyết định quan trọng ngày 23-6 đã khiến Anh trở thành quốc gia đầu tiên sẽ rời Liên minh châu Âu gồm 28 nước, đẩy khối này vào tình huống chưa từng có tiền lệ.
Tuần này, các nhà lãnh đạo châu Âu có một loạt hoạt động ngoại giao nhằm lên kế hoạch cho lộ trình trước mắt, trong đó có cả sự hối thúc để nước Anh mau chóng xúc tiến các thủ tục rời khối, tránh lây lan hiệu ứng domino sang các quốc gia khác.
Tổng thống Pháp Hollande sẽ hội đàm với chủ tịch châu Âu Donald Tusk tại Paris sáng nay (27-6) trước khi tới Berlin hội đàm với bà Merkel và thủ tướng Ý Matteo Renzi.
Ngày mai (28-6), các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh căng thẳng 2 ngày tại Brussels.
Giới quan sát cho rằng, tại cuộc họp này, nhiều khả năng ông David Cameron sẽ phải đối mặt với áp lực đích thân ông phải khởi động ngay lộ trình thủ tục 2 năm thương thuyết để Anh rời khỏi EU mà không phải chờ tới người kế nhiệm như trước đó tuyên bố.
Theo Reuters, một phát ngôn viên của hội đồng các lãnh đạo Liên minh châu Âu cho biết: “Việc thông báo về đề nghị rời khối có thể thực hiện bằng cách gửi thư tới chủ tịch Hội đồng châu Âu, hoặc có một tuyên bố tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu và được ghi lại trong biên bản chính thức của cuộc họp”.
Với quan điểm này, rõ ràng giới chức châu Âu đã ngầm định với nhau rằng thủ tướng Anh David Cameron hoàn toàn có thể bắt đầu ngay việc này khi ông phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của EU khai mạc ngày 29-6.
Một quan chức EU khác khi được hỏi về tâm lý thất vọng đang gia tăng trong nhóm lãnh đạo châu lục trước việc thủ tướng Anh trì hoãn gửi đi thông báo chính thức đề nghị rời khối đã nói: “Thậm chí không cần phải viết nữa. Ông ấy nói cũng được rồi”.
Theo Tuổi Trẻ
Tỷ phú Soros: EU không tránh khỏi sụp đổ sau Brexit
Sự sụp đổ của Liên minh châu Âu (EU) hầu như không thể đảo ngược sau khi Vương quốc Anh ra khỏi EU.
Trong bài bình luận đăng trên trang web của Project Syndicate, nhà đầu tư, nhà tài chính và tỷ phú nổi tiếng Mỹ George Soros viết: "Bây giờ, kịch bản thảm họa mà nhiều người lo sợ đã hình thành, làm cho sự sụp đổ của EU hầu như không thể đảo ngược".
Bàn về những hậu quả có thể của việc Anh ra khỏi EU, ông nói: "Sau khi rời khỏi EU, Anh rốt cuộc có thể trở nên giàu có hơn các nước khác, hoặc cũng có thể không, nhưng nền kinh tế Anh và người dân Anh sẽ bị thiệt hại trong triển vọng trung hạn hoặc ngắn hạn".
George Soros là chuyên gia tài chính và nhà đầu tư Mỹ. Hoạt động của ông được đánh giá không đồng nhất: tỷ phú thường được gọi là nhà đầu cơ tài chính. Ông Soros tích cực hoạt động chính trị: các quỹ của ông nhiều lần bị cáo buộc tổ chức thay đổi chính quyền ở một số quốc gia.
Theo Tin Tức
Thủ tướng Australia cam kết đảm bảo ổn định kinh tế "hậu Brexit" Trong chiến dịch tranh cử ngày 26/6 trước thềm cuộc bầu cử liên bang vào tuần tới, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cam kết đảm bảo sự ổn định và thực hiện chính sách kinh tế vững chắc, trong bối cảnh bất ổn do người dân Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Thủ tướng...