Đức, Pháp bỏ đàm phán cải cách WHO
Đức và Pháp bỏ đàm phán cải cách WHO vì thất vọng khi Mỹ tìm cách dẫn dắt chúng dù trước đó tuyên bố rút khỏi tổ chức.
“Không ai muốn bị lôi vào tiến trình cải cách với lộ trình hướng dẫn từ một quốc gia vừa mới tuyên bố rút khỏi WHO”, một quan chức cấp cao châu Âu, người tham gia vào các cuộc đàm phán, cho biết hôm 7/8.
Các quan chức thạo tin nói thêm, chính phủ các nước châu Âu cũng chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đại dịch Covid-19, song không quá kịch liệt như Mỹ. Việc Paris và Berlin rời cuộc đàm phán cải tổ WHO được cho là xuất phát từ những căng thẳng khi Washington nỗ lực chi phối các cuộc thảo luận.
Người phát ngôn cho chính phủ Đức, Pháp hiện từ chối bình luận thông tin. Tuy nhiên, Bộ Y tế Pháp cho biết Mỹ không nên dẫn dắt quá trình cải cách WHO sau khi tuyên bố rời khỏi tổ chức này.
Video đang HOT
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/5. Ảnh: Reuters.
Các cuộc đàm phán về cải cách WHO bắt đầu khoảng 4 tháng trước. Đã có gần 20 cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng y tế G7 cùng hàng chục cuộc gặp của các nhà ngoại giao và các quan chức khác.
Các quan chức Mỹ chưa tiết lộ Washington đã tìm kiếm những cải cách nào cho WHO. Tuy nhiên, một lộ trình cải cách do Washington đề xuất đã bị nhiều đồng minh cho là “chỉ trích thái quá” và một quan chức châu Âu tham gia đàm phán cũng mô tả nó là “thô lỗ”.
Mỹ thông báo sẽ rời WHO vào ngày 6/7/2021. Nước này cũng cam kết thanh toán mọi khoản tiền đã cam kết trước ngày ấn định rời đi. Theo hồ sơ do WHO cung cấp, Mỹ còn nợ hơn 99 triệu USD tiền cam kết viện trợ.
Nhiều nước cũng phản đối quyết định rút khỏi WHO của Mỹ, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng khả năng ứng phó Covid-19 của thế giới và tác động nghiêm trọng tới các nước đang phát triển vốn đang rất cần sự hỗ trợ quốc tế.
WHO cảnh báo một số nước mở cửa "mù quáng" giữa dịch Covid-19
Giới chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, một số nước đang liều lĩnh mở cửa kinh tế trở lại khi chưa đáp ứng được các điều kiện nhằm ngăn dịch tái bùng phát mạnh.
Nhiều nước bắt đầu nới lỏng hoặc dỡ phong tỏa, mở cửa kinh tế trở lại khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. (Ảnh minh họa: AP)
Phát biểu ngày 11/5, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, nói rằng các biện pháp truy vết nguồn lây Covid-19 ở một số nước như Đức, Hàn Quốc đã mang lại hy vọng rằng các nước này có thể phát hiện và ngăn chặn các ổ dịch trước khi chúng vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, một số quốc gia khác không có được khả năng đó nhưng vẫn dỡ phong tỏa, mở lại kinh tế bất chấp nguy cơ dịch tái bùng phát mạnh.
"Nhắm mắt cố lèo lái qua đại dịch này một cách mù quáng là một việc làm dại dột. Tôi thực sự quan ngại việc một số nước nhắm mắt cho qua đại dịch trong vài tháng tới", ông Ryan nói. Ông Ryan không nêu cụ thể đó là những nước nào.
Ông Ryan nói thêm: "Một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta đã đạt đến các điều kiện như có các biện pháp dịch tễ đủ mạnh, có thể điều tra các ca lây nhiễm theo nhóm, ngăn chặn các trường hợp lây nhiễm theo nhóm hay chưa... Còn rất nhiều việc cần phải làm và điều quan trọng là chúng ta phải nhìn vào gương một số nước sẵn sàng mở to mắt và luôn mở to mắt để đề phòng dịch bệnh".
Cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc nhiều nước, trong đó có Pháp, Bỉ, Hà Lan, Mỹ, Anh, bắt đầu nới lỏng hoặc dỡ phong tỏa để mở cửa kinh tế trở lại bất chấp nguy cơ dịch bùng phát mạnh trở lại.
Thậm chí, các nước được đánh giá đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 như Đức, Hàn Quốc, cũng đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai sau khi nới lỏng các lệnh hạn chế.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cuối năm ngoái và hiện đã lan ra hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đại dịch đã khiến hơn 4 triệu người mắc bệnh, trong đó gần 290.000 người đã tử vong.
WHO lập kế hoạch "bước ngoặt" chống Covid-19, Mỹ thẳng thừng từ chối tham gia Ngày 24.4, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã cùng cam kết sẽ hợp tác đẩy mạnh việc xét nghiệm, phát triển thuốc, vắc xin chống Covid-19 và chia sẻ những thành tựu y tế cho toàn cầu. Đây là kế hoạch được cho là mang tính "bước ngoặt" của WHO trong cuộc chiến với Covid-19. Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố không...