Đức phản đối triển khai tên lửa tầm trung mới tại châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết nước này sẽ phản đối việc triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung mới tại châu Âu nếu Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn DPA ngày 26/12, ông Maas khẳng định việc triển khai các tên lửa tầm trung mới sẽ vấp phải sự phản đối rộng rãi ở Đức, xây dựng hạt nhân là một “lựa chọn sai lầm,” những chiến thuật áp dụng từ thời Chiến tranh Lạnh sẽ không thể giúp giải quyết các vấn đề ngày nay.
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Đức được đưa ra ít ngày sau khi Mỹ cảnh báo rút khỏi INF nếu Moskva không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày, kể từ ngày 4/12 vừa qua.
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Theo thỏa thuận, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 – 5.500km).
Video đang HOT
Mỹ nhiều lần cáo buộc Nga chế tạo các loại vũ khí vi phạm quy định của thỏa thuận trên.
Tuy nhiên, Moskva khẳng định Nga tuân thủ INF trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận này.
Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, và lo ngại nếu hiệp ước này sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini khẳng định những thiếu sót của INF không phải là lý do để hủy bỏ hiệp ước này, cách duy nhất là thực thi những thỏa thuận giải trừ quân bị hiện hành.
Bà Mogherini cũng cho rằng những lo ngại của Mỹ về sự tuân thủ của Nga với hiệp ước này nên được giải quyết “một cách độc lập và minh bạch hơn”./.
Theo Vietnam
Đức bất ngờ phản đối Mỹ làm việc này ở châu Âu
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas mạnh mẽ lên tiếng chống lại việc triển khai các tên lửa tầm trung có đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở châu Âu trong trường hợp Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Binh sĩ Mỹ đặt trạm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại Ba Lan hồi năm 2015.
"Châu Âu không nên biến thành diễn đàn cho các cuộc thảo luận về vấn đề tích tụ vũ khí trong bất kỳ trường hợp nào. Việc triển khai các tên lửa tầm trung tối tân ở Đức sẽ vấp phải sự bất mãn lớn", Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin DPA được công bố hôm nay 26.12.
"Sự tích tụ vũ khí hạt nhân sẽ là một phản ứng hoàn toàn sai lầm. Chính sách của những năm 1980 sẽ không giúp giải quyêt các vấn đề ở hiện đại", ông Maas tuyên bố khi bình luận về những cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20.10 đe dọa nước ông sẽ rút khỏi Hiệp ước INF vì Nga vi phạm thỏa thuận này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc động thái của ông Trump là nguy hiểm, trong khi Berlin và Bắc Kinh cũng chỉ trích tương tự.
Hiệp ước INF được ký kết vào ngày 8.12.1987 và có hiệu lực vào ngày 1.6.1988, cấm Nga và Mỹ phát triển và triển khai các tên lửa mặt đất tầm trung có tầm bắn từ 1.000 km đến 5.000 km.
Trong những năm gần đây, Washington đã nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận. Moscow đã bác bỏ các cáo buộc chống lại họ và tố ngược Mỹ mới là bên không tuân thủ hiệp ước.
Theo Danviet
Washington rút khỏi INF, Matxcơva tuyên bố sẽ đáp trả nếu có tên lửa Mỹ ở châu Âu Washington đã xác nhận quyết định rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết, nói thêm rằng Matxcơva sẽ ngay lập tức đáp trả nếu tên lửa Mỹ được triển khai ở châu Âu. "Washington đã công khai thông báo kế hoạch rút khỏi hiệp định hồi tháng 10. Thông qua các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Khán giả phẫn nộ, mất niềm tin trước lời khai của Hoa hậu Thùy Tiên
Sao việt
23:12:25 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025