Đức phản đối chính quyền Assad nhưng lại hợp tác với mật vụ Syria
Cơ quan tình báo Đức BND đang phối hợp với cơ quan mật vụ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad để chia sẻ thông tin về các tay súng Hồi giáo, bất chấp Berlin phản đối ông Assad.
Trụ sở cơ quan tình báo Đức BND. Cơ quan này đang hợp tác với mật vụ Syria, bất chấp việc chính phủ Đức không thích tổng thống Syria – Ảnh: Reuters
Nhật báo Bild (Đức) dẫn những nguồn thạo tin cho biết các nhân viên tình báo của BND thường xuyên đến thủ đô Damascus để chia sẻ thông tin tình báo với phía Syria, theo Reuters.
Theo Bild, BND liên lạc với chính quyền Syria là nhằm mục tiêu chia sẻ thông tin tình báo về các tay súng Hồi giáo, nhất là tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và thiết lập kênh thông tin liên lạc trong trường hợp có bất kỳ máy bay chiến đấu Tornado của Đức bị rơi ở Syria.
BND hiện chưa có phản ứng gì trước thông tin của Bild, theo Reuters.
Hai tuần trước, Quốc hội Đức đã thông qua kế hoạch hỗ trợ chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu chống IS ở Syria bằng cách triển khai máy bay Tornado, một tàu hộ tống, một máy bay tiếp nhiên liệu và 1.200 binh sĩ. Truyền thông Đức gọi sứ mạng này là “chiến tranh thứ nhất” của Thủ tướng Đức Angela Merkel và cảnh báo về nguy cơ máy bay chiến đấu Đức rơi ở những khu vực do IS kiểm soát tại Syria.
Bild cho hay BND còn muốn mở một văn phòng ở Damascus để các nhân viên BND có thể đồn trú tại đó.
Video đang HOT
Các nhân viên BND cũng có thể trú ở Đại sứ quán Đức tại Syria, hiện đóng cửa, và chính quyền bà Merkel muốn đưa ra quyết định cuối cùng về việc mở cửa trở lại Đại sứ quán Đức tại Syria vào đầu năm tới.
Vào ngày 16.12, phát biểu trước Hạ viện Đức, Thủ tướng Merkel cho biết những nỗ lực ngoại giao nhằm kết thúc nội chiến Syria là có thể đạt được một giải pháp lâu dài mà không cần có ông Assad, tức ông Assad phải ra đi.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Rút F-15 khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ muốn vỗ về Nga
Việc Mỹ rút F-15 khỏi căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là tín hiệu muốn hợp tác với Nga nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Một chiến đấu cơ F-15C của Mỹ. Ảnh: Zone Militaire
Bộ Chỉ huy châu Âu của Quân đội Mỹ ngày 16/12 thông báo rút 12 chiến đấu cơ F-15 của nước này khỏi căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là các máy bay chiến đấu mới được Mỹ triển khai đến căn cứ này từ tháng trước để phục vụ chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), theo Reuters.
Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Nga và Mỹ đã đạt được những thỏa thuận tích cực về vấn đề Syria trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry đến Moscow, nhằm giảm nhiệt căng thẳng giữa các bên và tăng cường hợp tác giữa hai cường quốc trong cuộc chiến chung chống lại IS.
Bình luận viên Anthony Samrani thuộc nhật báo l'Orient le jour của Lebanon đánh giá rằng động thái này của Washington là một trong những nỗ lực nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang, ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch chống IS trước mắt của Mỹ.
Theo ông Samrani, dù không trực tiếp dính líu đến vụ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga hồi tháng trước, việc Mỹ điều động các tiêm kích F-15 đến căn cứ không quân Incirlik có thể đã gián tiếp khiến Thổ Nhĩ Kỳ có đủ tự tin để thực hiện một hành động phiêu lưu đối đầu với Nga.
"Căng thẳng leo thang giữa hai nước trong tình hình hiện nay không nằm trong tính toán của Mỹ, có thể Washington cho rằng mọi việc nên dừng lại ở đây và một vụ việc tương tự không được phép xảy ra một lần nữa", ông này nhận định.
Theo đó, động thái rút F-15 của Mỹ sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải thận trọng hơn và không thể mạo hiểm trong quan hệ với Nga liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra ở Syria.
"Qua động thái này Washington cũng muốn nhắc nhở Thổ Nhĩ Kỳ nên tập trung và tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến chống IS, thay vì nỗ lực thể hiện ảnh hưởng và dốc sức đi tìm hào quang quá khứ", ông Samrani đánh giá.
TV5 ngày 17/12 dẫn lời Nancy Spannaus, biên tập viên tạp chí Executive Intelligence Review, nhận định Mỹ hiện đang dốc sức vào việc tiêu diệt phiến quân IS, và tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hiện chỉ là mối quan tâm thứ yếu của Washington. Bởi vậy, điều Mỹ cần hiện nay là hợp tác nhiều hơn với Nga trong cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này.
Theo đó, động thái rút các tiêm kích F-15 ra khỏi căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ là bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm thể hiện thiện chí hợp tác với Nga. Bởi từ lâu giới chức quốc phòng Nga vẫn tin rằng 12 chiến đấu cơ của Mỹ ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có 6 tiêm kích F-15C được trang bị chủ yếu các tên lửa không đối không, là mối đe dọa với các chiến đấu cơ Nga đang thực hiện nhiệm vụ tại Syria.
Việc rút các máy bay này về căn cứ quân sự ở Anh ngay sau chuyến công du của ông Kerry đến Nga cho thấy Washington và Moscow thực sự đã đạt được những thỏa thuận tích cực.
Thomas Gomart, giám đốc viện Quan hệ Quốc tế Pháp đánh giá rằng hành động này cho thấy Mỹ mong muốn nhìn thấy cuộc chiến chống IS trong thời gian tới sẽ đi vào thực chất hơn.
Đây là "một mũi tên trúng hai đích", vì nó vừa gạt bỏ được mối lo của Nga, nhưng lại không ảnh hưởng đến khả năng không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu, bởi chỉ có một nửa trong số 12 chiếc chiến đấu cơ này có thể đảm nhiệm vụ ném bom phiến quân. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết Mỹ vẫn duy trì đội máy bay cường kích A-10 ở Incirlik để thực hiện các phi vụ không kích vào IS.
Việc rút các tiêm kích F-15 này về Anh cũng sẽ giải phóng đáng kể không gian hoạt động cho căn cứ Incirlik, vốn trở nên chật chội sau khi cả Đức và Anh cùng tham gia vào chiến dịch không kích của liên quân.
"Rút chiến đấu cơ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ không có nghĩa là khả năng không kích ở Syria của liên minh bị giảm đi", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis nói, đồng thời thêm rằng các máy bay này đã hoàn thành nhiệm vụ.
"Động thái cử Ngoại trưởng Kerry sang Moscow và rút các tiêm kích khỏi Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là bước lùi chiến lược của Washington với mong muốn đạt được những tiến triển thực chất trong hội nghị quốc tế lớn về Syria diễn ra tại New York vào ngày 18/12 tới", ông Gomart đánh giá.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ có sai lầm khi thay đổi lập trường về chính quyền Assad? Mỹ đã tỏ dấu hiệu thay đổi quan điểm đối với chế độ Bashar al-Assad tại Syria. Liệu việc này có giúp Mỹ giành lợi thế trong việc chống IS, hay sẽ khiến Washington khó thoát khỏi Trung Đông một cách yên ổn? Việc ép Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngồi vào bàn đàm phán về số phận của chính mình được cho...