Đục nước béo cò
Việc Trung Đông chìm trong khói lửa của đủ loại xung đột cũng cơ hội làm ăn cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, nhất là giữa lúc Lầu Năm Góc vẫn phải thắt lưng buộc bụng.
Sau khi chi hơn 80 tỉ USD mua vũ khí trong năm 2014, Ả Rập Saudi vừa đặt mua tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của hãng Raytheon (Mỹ). Số tiền mà Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất ( UAE) đổ vào vũ khí năm ngoái là 23 tỉ USD, cao hơn 3 lần so với năm 2006. Cũng năm qua, Qatar ký với Lầu Năm Góc thỏa thuận 11 tỉ USD mua trực thăng tấn công Apache, tổ hợp Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa Javelin.
Nhiều người lo ngại đây chỉ là khởi đầu cho một cuộc đua vũ trang mới nguy hiểm tại khu vực mà bản đồ các liên minh đã được vẽ lại trong lúc cán cân quyền lực liên tục thay đổi. Giới phân tích dự báo hỗn loạn kéo dài cộng với quyết tâm tranh ngôi bá chủ khu vực với Iran (theo dòng Shiite) của các nước Sunni giàu có sẽ càng bồi đắp số lượng đơn đặt hàng vũ khí tối tân của Mỹ thời gian tới.
Ả Rập Saudi sử dụng chiến đấu cơ F-15 mua của hãng Boeing để không kích Yemen. (Ảnh: AIRFORCESREVIEW.COM)
Giới chức quốc phòng Mỹ gần đây tiết lộ các đồng minh Ả Rập đang tham gia cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ sớm mua tên lửa, bom và những vũ khí khác của Mỹ để lấp đầy kho vũ khí hao hụt. Trong số này, UAE sắp hoàn tất thỏa thuận mua một đội máy bay không người lái Predator của hãng General Atomics để do thám các khu vực lân cận. Qatar có thể mua thêm một lượng lớn máy bay chiến đấu F-15 của tập đoàn Boeing.
Đã vậy, Mỹ còn đổ dầu vào lửa khi thay đổi cái nhìn đối với chuyện xuất khẩu vũ khí đến Trung Đông. Washington lâu nay vẫn hạn chế bán một số loại “đồ chơi” cho các đối tác Ả Rập để giúp đồng minh thân cận Israel duy trì lợi thế quân sự trước “một số kẻ thù truyền thống”.
Nhưng hiện nay, Israel và các nước Ả Rập trên thực tế đang cùng chiến tuyến đối đầu với Iran. Do đó, chính quyền Tổng thống Barack Obama không còn quá cứng nhắc. “Sự tính toán chiến lược của Israel không có gì quá khó hiểu. Các nước vùng Vịnh không còn là mối đe dọa lớn với Israel, thay vào đó đã trở thành đối trọng nặng ký của Iran” – ông Anthony H.Cordesman, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nói với báo The New York Times.
Video đang HOT
Cụ thể, Mỹ nhiều khả năng chào bán chiến đấu cơ tàng hình F-35, được coi là “viên ngọc quý” trong kho vũ khí tương lai của mình, cho các đồng minh Ả Rập sau khi Nga dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao hê thông phong thu tên lưa S-300 cho Iran. “Cuộc nội chiến giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shiite cộng với việc Nga bán S-300 cho Iran có thể mở đường cho F-35 đến tay các nước vùng Vịnh” – ông Richard L.Aboulafia, nhà phân tích quốc phòng của tổ chức Teal Group (Mỹ), dự báo.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng việc trao cho các nước vùng Vịnh khả năng không kích Iran thoải mái là cái đích cuối cùng mà Mỹ nhắm tới. Dù vậy, đã xuất hiện chất vấn về cách sử dụng vũ khí Mỹ tại Trung Đông. “Trong số vũ khí đang được Ả Rập Saudi sử dụng (để tấn công phiến quân Houthi) ở Yemen, không ít vũ khí gây ra chết chóc cho dân thường” – ông Daryl Kimball, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ khí tại Washington (Mỹ), khẳng định.
Theo Hoàng Phương
Người Lao động
Máy bay năng lượng mặt trời thử sức bay vòng quanh thế giới
Ngày 9/3, một máy bay vận hành bằang năng lượng mặt trời đã khởi hành từ Dubai, UAE trong chuyến bay nhằm thiết lập kỷ lục bay vòng quanh thế giới trên máy bay sử dụng năng lượng mặt trời, với tổng quãng đường 35.000 km trong 5 tháng.
Chiếc máy bay, có tên gọi Solar Impulse-2, đã khởi hành từ Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE) và hướng về phía Đông tới thành phố Muscat của Oman.
Andre Borschberg (trái) và Bertrand Piccard tại Dubai trước chuyến bay (Ảnh:EPA)
Bertrand Piccard (right) and Andre Borschberg
Trong vòng 5 tháng tới, máy bay sẽ di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác, và bay ngang qua cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Điều khiển chiếc máy bay sẽ là Andre Borschberg, một doanh nhân kiêm phi công người Thụy Sỹ, và đồng sáng lập dự án Solar Impulse. Bay cùng ông là đồng hương Bertrand Piccard.
Kế hoạch của họ là dừng chân tại nhiều địa điểm khác nhau để nghỉ ngơi và thực hiện bảo dưỡng, và cũng để lan tỏa thông điệp của dự án về việc sử dụng các công nghệ sạch.
Hành trình bay của Solar Impulse-2 dài 35.000 km (Ảnh: BBC)
"Tôi rất tin tưởng rằng chúng tôi đang có một máy bay rất đặc biệt, và nó sẽ phải đưa chúng tôi vượt những đại dương lớn", Borschberg nói. "Chúng tôi có lẽ phải bay 5 ngày 5 đêm để làm được việc đó, và đây là thách thức lớn. Nhưng chúng tôi vẫn có 2 tháng tới, khi chúng tôi bay tới Trung Quốc, để huấn luyện và chuẩn bị bản thân".
Chiếc máy bay có sải cánh 72m, rộng hơn sải cánh của máy bay Boeing 747, nhưng trọng lượng của nó chỉ 2,3 tấn.
Chính trọng lượng nhẹ này sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công của chuyến bay. Quan trọng không kém là hoạt động của 17.000 pin năng lượng mặt trời nằm trên hai cánh máy bay, và những viên pin lithium-ion được dùng để dự trữ năng lượng cho chuyến bay đêm.
Solar Impulse-2 có thiết kế nhẹ với 17.000 pin năng lượng mặt trời (Ảnh: AFP)
Khi bay trên máy bay này, các phi công sẽ phải thức hầu như toàn bộ thời gian ban ngày, với thời gian chợp mặt được phép chỉ chừng 20 phút. Ngoài ra, họ cũng phải chịu đựng những khó khăn về thể chất khi phải ngồi trong một buồng lái nhỏ hẹp, với kích thước tương đương một tủ điện thoại công cộng.
Dù vậy, Borschberg vẫn tỏ ra tin tưởng và cho biết sẽ dùng yoga để giúp mình luôn tỉnh táo. Còn Piccard thì sử dụng những kỹ thuật của riêng mình.
"Tôi đã mơ về điều này 16 năm trước, đó là bay vòng quanh thế giới mà không cần nhiên liệu, chỉ có năng lượng mặt trời. Giờ chúng tôi sẽ thực hiện nó. Khát vọng đã có và tôi rất nóng lòng được ngồi vào buồng lái", Piccard khẳng định.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
UAE chi 5 tỉ USD mua vũ khí Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã chi một số tiền kỷ lục tại triển lãm vũ khí lớn nhất Trung Đông. Tín hiệu này cho thấy chi tiêu quốc phòng của các nước trong khu vực đang có xu hướng tăng lên, xuất phát từ nhiều bất ổn ở Iraq và Syria, Sputnik News đưa tin ngày 27.2. Triển...