Đức ‘nhấn ga’ thương vụ tên lửa Arrow 3 của Israel
Theo Reuters, Đức đang xúc tiến kế hoạch mua hệ thống chống tên lửa đạn đạo Arrow 3 của Israel trị giá 4,3 tỷ USD.
Arrow 3 là một dự án hợp tác chung giữa Cơ quan Phòng thủ tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng Israel và Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Israel)
Bộ Tài chính Đức đã gửi đề nghị tới Quốc hội liên bang nhằm chấp thuận khoản tạm ứng lên đến 600 triệu USD vào tuần tới nhằm đảm bảo thỏa thuận giữa Berlin với chính phủ Israel vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Đức tìm cách mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Arrow 3 của Israel từ hơn một năm qua. Tại cuộc gặp hồi tháng Tư, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và người đồng cấp Đức Olaf Scholz đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán cường độ cao nhằm thúc đẩy thương vụ này và đang chờ khoản đặt cọc để tiến tới ký hợp đồng chính thức.
Arrow 3 hiện là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa tiên tiến nhất của Israel, cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo ngay ở ngoài bầu khí quyển Trái đất hoặc chủ động đánh chặn các đầu đạn hạt nhân, sinh học, hóa học, hay đầu đạn thông thường ngay gần vị trí phóng của các loại vũ khí này.
Bộ Quốc phòng Israel cho biết, hệ thống này được đồng phát triển với Mỹ nên quá trình xuất khẩu sang Đức còn phụ thuộc vào sự chấp thuận của Washington.
Đức tăng cường đáng kể năng lực phòng không kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Năm ngoái, ông Andreas Schwarz, nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ xã hội cầm quyền, từng chia sẻ với báo Bild rằng: “Chúng ta phải bảo vệ mình tốt hơn trước các mối đe dọa. Vì điều này, chúng ta cần nhanh chóng có một lá chắn phòng thủ tên lửa cho toàn bộ đất nước.
Hệ thống Arrow 3 của Israel là một giải pháp tốt”
Lãnh đạo Đức, Italy cam kết hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh năng lượng, di cư
Ngày 8/6, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức Olaf Scholz đang ở thăm Rome, trong đó hai bên đã cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong việc tăng cường an ninh năng lượng và điều chỉnh hệ thống tị nạn của Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, tuyên bố của Chính phủ Italy cho biết tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về các vấn đề di cư, an ninh năng lượng và các quy tắc ngân sách của EU. Hai bên cũng cam kết hợp tác hơn nữa nhằm tăng cường an ninh năng lượng qua việc nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp, đa dạng hóa các nguồn cung, xây dựng các đường ống dẫn khí đốt và hydrogen, đồng thời đẩy nhanh việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Về vấn đề di cư, Italy và Đức đã đồng ý hợp tác hướng tới cách tiếp cận chung của châu Âu để giải quyết các vấn đề di cư. Italy, từ lâu đã là tuyến đầu của làn sóng di cư từ các nước Bắc Phi và Trung Đông, với khoảng 52.000 người đã đến nước này kể từ đầu năm đến nay, đang kêu gọi các nước thành viên EU khác cùng chung tay chia sẻ gánh nặng và hạn chế sự ra đi của người di cư để "bảo vệ biên giới EU". Thủ tướng Meloni bày tỏ hy vọng có thể bảo vệ lợi ích của tất cả các quốc gia, trong đó việc đạt được một giải pháp là ưu tiên, song cũng cần phải chú ý đến quyền lợi của các nước đang phải chịu nhiều áp lực nhất.
Trong khi đó, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh rằng không nên để Italy không phải đơn độc đối phó với dòng người di cư, đối mặt với những thách thức khi số lượng người đến biên giới tăng lên. Thủ tướng Đức kêu gọi EU áp dụng cách tiếp cận đoàn kết và trách nhiệm, đồng thời cho rằng một giải pháp của châu Âu nên bao gồm "hành lang pháp lý cho những người có trình độ".
Thủ tướng Scholz cho biết các nước EU cần chia sẻ các giải pháp cho vấn đề người di cư và nhấn mạnh rằng Đức đã và đang thực hiện phần việc của mình.
Về kinh tế, hai Thủ tướng cam kết theo đuổi việc cải cách hiệp ước ổn định của EU, nhất trí đưa ra các quy tắc linh hoạt hơn trong Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định châu Âu (SGP), thay đổi các quy tắc lỗi thời bằng các quy tắc mới, trong đó đặt ra các giới hạn đối với thâm hụt ngân sách chính phủ và các biện pháp nợ công tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Italy và Đức sau cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Nhật Bản. Italy là đối tác tin cậy của Đức và hai bên có quan hệ khăng khít tại các diễn đàn quốc tế. Hai thủ tướng đã nhất trí tăng cường đối thoại song phương thông qua một kế hoạch hành động chung Italy-Đức, dự kiến được xem xét tại hội nghị thượng đỉnh liên chính phủ tiếp theo ở Đức vào cuối năm nay. Hai nước đặt mục tiêu xây dựng một hiệp ước, sẽ củng cố truyền thống hữu nghị, trao đổi và làm việc chung lâu đời. Hiệp ước này, một khi được ký kết, có thể dẫn đến việc tăng cường sự hợp tác nhiều mặt, cũng như quan hệ thể chế giữa Italy và Đức.
Bộ Quốc phòng Anh: Ukraine đã xuyên thủng phòng tuyến đầu tiên của Nga Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong 48 giờ qua, các lực lượng Ukraine đã xuyên thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga. Binh sĩ Ukraine ở gần Bakhmut. Ảnh: Reuters Theo báo cáo tình báo mới nhất từ Bộ Quốc phòng Anh vào ngày 10/6, trong 48 giờ qua, các lực lượng Ukraine đã lần đầu tiên xâm nhập qua một...