Đức nâng mức tiêu thụ khí đốt lên tình trạng ‘nguy cấp’
Nhiệt độ băng giá trong những tuần qua đã buộc Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức phải nâng mức tiêu thụ khí đốt quốc gia từ “căng thẳng” lên “nguy cấp”, trong bối cảnh nguồn cung khí đốt của Đức bị cắt giảm liên quan cuộc xung đột Nga – Ukaine, buộc nước này phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế và theo dõi chặt chẽ hơn nguồn cung cho mùa đông.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm trung chuyển ở Werne, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, mặc dù các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã đạt 100% công suất chứa từ đầu mùa đông, nhưng thời tiết giá lạnh bất thường trong tháng 12 đang đe dọa mục tiêu tiết kiệm 20% lượng tiêu thụ so với những năm trước. Tuần trước, nhiệt độ trung bình trong cả nước lạnh hơn 2,7 độ C so với cùng thời điểm những năm trước đó, khiến việc sử dụng khí đốt tăng đột biến và tiết kiệm năng lượng chỉ đạt 12% so với mục tiêu đặt ra. Vì vậy, trong Kế hoạch Khẩn cấp về khí đốt, Cơ quan Mạng lưới liên bang đã nâng mức tiêu thụ khí đốt từ “căng thẳng” lên “nguy cấp”. Tiêu thụ khí đốt là một trong 5 chỉ số được cơ quan này sử dụng để theo dõi tình hình năng lượng.
Trước đó, theo số liệu của Cơ quan Dự báo thời tiết Đức (DWD), tháng 9 tương đối mát mẻ, trong khi tháng 10 và tháng 11 ấm hơn mức trung bình, điều này giúp các cơ sở dự trữ khí đốt đạt 100% công suất chứa trước thời hạn. Tuy nhiên, với nền nhiệt trung bình trong tháng 12 là -1,4 độ C, Đức đang trải qua mùa đông lạnh nhất kể từ năm 2010 so với mức trung bình dài hạn. Dự báo, trong những ngày tới, nhiệt độ sẽ tăng trở lại trên khắp cả nước và đến cuối tuần, với nền nhiệt trung bình từ 12 – 15 độ C.
Video đang HOT
Trung tâm Truyền thông Khoa học (SMC) cho rằng Đức có thể vượt qua mùa đông nếu đạt mục tiêu tiết kiệm 20% khí đốt, lượng nhập khẩu không giảm quá nhiều và mùa đông cũng không trở nên quá lạnh.
Theo dự báo đầu tiên và có phần bi quan, kho dự trữ khí đốt của Đức có thể rỗng vào đầu tháng 3/2023, nếu mức tiêu thụ giống mức trung bình ghi nhận trong giai đoạn 2018 – 2021 và Đức trải qua một mùa đông lạnh giá. Các tính toán chỉ ra rằng chỉ khi nhiệt độ vừa phải trong mùa đông và dự trữ khí đốt vẫn được duy trì, Đức mới có thể vượt qua mùa đông mà không phải tiết kiệm.
Trong kịch bản thứ hai, Đức có cơ hội tốt hơn để vượt qua mùa đông mà không bị thiếu năng lượng, nếu khí đốt tiêu thụ ít hơn 10% so với những năm trước. Nhưng cũng với điều kiện tiên quyết là mùa dông không quá lạnh và tỷ lệ khí đốt nhập khẩu so với xuất khẩu vẫn gần như trong những tháng gần đây.
Trong kịch bản thứ ba, Đức sẽ trải qua mùa đông không bị thiếu khí đốt, ngay cả khi mùa dông lạnh giá và lượng khí đốt được sử dụng ít hơn 20% so với những năm trước. Nếu Đức rơi vào tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng, Bộ Kinh tế có thể tuyên bố một cuộc khủng hoảng ở cấp độ “khẩn cấp”.
Pháp và Đức khẳng định không thiếu năng lượng và khí đốt trong mùa đông
Ngày 14/12, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire lên tiếng trấn an rằng nước này sẽ tránh được kịch bản phải cắt điện luân phiên trong mùa đông năm nay.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm trung chuyển ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Le Maire cho biết đến tháng 1/2023, Pháp sẽ đưa 45 lò phản ứng hạt nhân vào hoạt động, tăng từ mức 41 lò hiện nay. Ông tin rằng điều này sẽ giúp Pháp tránh phải cắt điện trong mùa đông dù thời tiết lạnh khắc nghiệt đang bao phủ toàn châu Âu.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành mạng lưới điện Pháp (RTE) Thomas Veyrenc cho biết dù tình hình nói chung vẫn cần cảnh giác nhưng với các bước đã thực hiện nhằm khuyến khích người dân giảm tiêu thụ điện thì Pháp có thể tránh kịch bản cắt điện. RTE cũng đã giảm xuất khẩu điện tới Anh, nhập khẩu nhiều hơn từ Bỉ và Italy trong bối cảnh nguồn cung năng lượng hạn hẹp ngay trong mùa đông.
Cũng trong ngày 14/12, cơ quan quản lý năng lượng Đức (Bundesnetzagentur) cho biết nước này hiện không có nguy cơ xảy ra tình trạng khẩn cấp về năng lượng nhưng kêu gọi các hộ gia đình và các doanh nghiệp tiếp tục các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Theo đó, Chủ tịch Bundesnetzagentur, ông Klaus Mueller, cho biết dự trữ khí đốt của Đức hiện ở mức 92,45%, cao hơn nhiều so với mức khẩn cấp và cao hơn mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU) là 87,34%.
Với mức dự trữ này, ông Mueller ước tính Đức có thể đối phó với 1, 2 hoặc 3 tuần thời tiết lạnh và tiêu thụ điện tăng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cần chuẩn bị cho tháng 1 và tháng 2 cũng như dự tính xa hơn cho các mùa đông những năm sau.
Bundesnetzagentur kêu gọi tiết kiệm, giảm ít nhất là 20% tiêu thụ và không để mức dự trữ khí đốt giảm xuống dưới 40% vào tháng 2 để tránh thiếu hụt.
EU thu hẹp được bất đồng về mức trần giá khí đốt Trong cuộc họp ngày 13/12, các bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã thu hẹp được bất đồng về mức trần giá khí đốt được đề xuất, song sẽ bắt đầu đàm phán về vấn đề này tại cuộc họp tiếp theo vào tuần tới để hoàn thiện các chi tiết "kỹ thuật". Một trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu...