Đức muốn giảm 50% lượng dầu nhập khẩu của Nga vào mùa Hè
Bộ Kinh tế liên bang Đức đặt mục tiêu sớm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.
Theo báo Spiegel (Tấm gương) của Đức ngày 25/3, Berlin muốn nhanh chóng giảm 50% lượng dầu nhập khẩu của Nga.
Trạm khí đốt Russkaya ở vùng Krasnodar, miền Nam Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn nguồn tin trên cho biết Đức đã sẵn sàng giảm 50% sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu của Nga từ mùa Hè này và ngừng nhập khẩu than đá của Nga vào mùa Thu. Báo Spiegel dẫn một tài liệu của Bộ Kinh tế liên bang cho biết vào giữa năm nay, lượng dầu mỏ mà Đức nhập khẩu từ Nga dự kiến sẽ giảm 50% và Đức hướng tới mục tiêu gần như độc lập vào cuối năm. Trong khi đó, tới mùa Thu này, Đức cũng có thể không còn phụ thuộc vào than đá của Nga.
Vào cuối tháng 3, sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của nước này chỉ còn 40% thay vì mức 55% như trước đây. Ngoài ra, phần lớn trong số 46 tỷ m3 khí đốt mà Đức nhận được từ Nga mỗi năm đã được thay thế bằng nguồn cung khí hóa lỏng. Với 3 trạm tiếp nhận đầu cuối mới nêu trên, khoảng 7,5 tỷ m3 khí đốt có thể chảy tới Đức từ các khu vực khác trên thế giới vào đầu mùa Đông tới.
Theo các quan chức Bộ Kinh tế liên bang, nước này đã lựa chọn tập đoàn năng lượng RWE và Uniper để đặt 3 trạm khí tự nhiên hóa lỏng nổi. Những điểm này có thể tiếp nhận khí hóa lỏng từ các tàu chở dầu và đưa chúng trở lại dạng khí. Chính phủ Đức đang xem xét các địa điểm tiềm năng trên Biển Bắc và Biển Baltic, có thể sử dụng ngay trong ngắn hạn, thậm chí có thể ngay vào mùa Đông 2022-2023.
Tuy nhiên, báo Spiegel dẫn một nguồn tin từ Bộ Kinh tế liên bang Đức nhận định bất chấp việc đạt được tiến bộ trong vấn đề độc lập năng lượng, một lệnh cấm vận ngay lập tức đối với Nga sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội đối với Đức.
Cũng liên quan vấn đề khí đốt của Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 24/3 nhấn mạnh Liên minh châu Âu (EU) sẽ không cho phép thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Theo bà von der Leyen, phương án thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble là không thể chấp nhận, bởi điều này trái với các lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt đối với Nga. Động thái trên được đưa ra 1 ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ chỉ chấp thuận thanh toán bằng đồng ruble cho các hợp đồng vận chuyển khí đốt tới “những nước không thân thiện”, sau khi Moskva phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt chưa từng có từ phương Tây liên quan vấn đề Ukraine.
Từ Ukraine tới Triều Tiên, Tổng thống Biden đối mặt với một loạt khủng hoảng toàn cầu
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng và điểm nóng toàn cầu khác nhau nhưng lại đan xen.
Video đang HOT
Khủng hoảng Ukraine
Theo kênh CNN, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/1 cho biết đã đặt 8.500 binh sĩ vào trạng thái sẵn sàng cao độ. Nhóm này sẽ được triển khai tới châu Âu ngay khi cần thiết, trong trường hợp Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kích hoạt lực lượng phản ứng nhanh do căng thẳng liên quan đến cáo buộc cho rằng Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công quân sự vào Ukraine.
Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc diễn tập tại Grafenwoehr, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nhấn mạnh Bộ Quốc phòng Mỹ chưa đưa ra quyết định về khả năng triển khai số binh sĩ trên. Đây là đợt điều động riêng rẽ với các hoạt động chuyển quân của Mỹ trong phạm vi châu Âu.
Cùng ngày, Nhà Trắng khẳng định Mỹ đang điều chỉnh các kế hoạch quân sự dành cho mọi kịch bản trong cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraine.
Ngoài ra, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, một nhóm tàu sân bay tác chiến của Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận hàng hải ở Đại Trung Hải trong tuần này.
Tổng thống Biden cũng đang cân nhắc việc củng cố sườn phía đông của NATO với khả năng triển khai quân đội. Ngày 24/1, NATO đã công bố một số hoạt động triển khai nhỏ hơn tới các quốc gia thành viên Baltic và Đông Âu.
Các diễn biến trên diễn ra khi vấn đề Ukraine đang trở nên ngày một nóng, gây căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Sau khi điều động khoảng 100.000 quân tới khu vực gần biên giới Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một loạt yêu cầu Mỹ nhượng bộ, bao gồm cả việc đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO và liên minh này sẽ rút quân cũng như vũ khí, trang bị khỏi các quốc gia từng thuộc Hiệp ước Warsaw.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phản ứng bằng cách tìm cách leo thang áp lực dần dần với Nga, cảnh báo các biện pháp trừng phạt có thể làm tê liệt nền kinh tế Nga và gây ra các mối đe dọa chính trị đối với Tổng thống Putin.
Rắc rối ở Trung Đông
Cuộc thử thách căng thẳng ở Ukraine không phải là cơn đau đầu toàn cầu duy nhất của ông Biden.
Cảnh đổ nát tại một nhà kho ở Sanaa (Yemen) sau vụ không kích của Liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Trung Đông, nơi mà Mỹ đã tìm cách thoát ra trong nhiều năm, lực lượng Mỹ tại một căn cứ ở Abu Dhabi đã bắt đầu hành động vào sáng sớm 24/1. Họ đã sử dụng tên lửa Patriot để bắn hạ một số tên lửa do quân Houthi (được Iran hậu thuẫn) ở Yemen bắn vào Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Tình trạng khẩn cấp trên là một lời nhắc nhở rằng bất chấp có hy vọng về các cuộc đàm phán hạt nhân mới với Iran, sức mạnh khu vực của Iran vẫn là một nguy cơ nghiêm trọng đối với Mỹ.
Cuộc chiến tàn khốc ở Yemen, liên quan đồng minh của Mỹ là Saudi Arabia và gây ra những hậu quả khủng khiếp với dân thường, là mối nguy hiểm cho Mỹ.
Tên lửa từ Triều Tiên
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết Triều Tiên đã phóng 2 quả đạn được cho là tên lửa hành trình ra ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này ngày 25/1. Giới chức quân đội Hàn Quốc đang tìm hiểu để xác định thông tin cụ thể về các vật thể mà Triều Tiên vừa phóng.
Hình ảnh do truyền hình Trung ương Triều Tiên đăng phát một vụ phóng thử tên lửa dẫn đường chiến thuật của Triều Tiên ngày 17/1/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trước đó, ngày 24/1, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nêu rõ Mỹ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên chấm dứt các hành động khiêu khích và quay trở lại bàn đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp tránh leo thang căng thẳng.
Theo ông Kirby, Mỹ vẫn quan ngại trước chính sách thúc đẩy phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nhưng nhắc lại rằng Mỹ sẵn sàng nối lại các vòng đàm phán với Triều Tiên mà không cần điều kiện kèm theo.
Cuối tuần qua, Lầu Năm Góc cũng đã khẳng định Mỹ tiếp tục tin tưởng ngoại giao là con đường tốt nhất để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh chỉ trong vòng chưa đầy một tháng từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên đã thực hiện 4 vụ phóng thử tên lửa. Triều Tiên cũng để ngỏ việc nối lại thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đồng thời cho biết sẽ xem xét khởi động lại tất cả các hoạt động tạm thời bị đình chỉ. Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Triều Tiên và Mỹ gặp bế tắc kể từ cuối năm 2019 và cho tới nay, Bình Nhưỡng vẫn chưa hồi đáp các đề nghị đàm phán được Mỹ đưa ra kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ từ hồi tháng 1/2021.
Các vụ thử của Triều Tiên là lời nhắc nhở cho thấy bất kỳ lúc nào Mỹ cũng có thể lọt vào tầm ngắm của Triều Tiên - một kịch bản mà không Tổng thống Mỹ nào mong muốn.
Thách thức của Tổng thống Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo CNN, Tổng thống Putin nhận thức rõ rằng ông Biden muốn xoay chuyển mối đe dọa từ Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ lại cần Trung Quốc giúp gây ảnh hưởng với Triều Tiên. Còn Nga là nước đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hạt nhân Iran.
Mỹ đã chú ý khi cả Iran, Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận hải quân thứ ba ở Ấn Độ Dương vào tuần trước.
Những thách thức trên diễn ra trong bối cảnh mặc dù đảm bảo "Nước Mỹ đã trở lại" nhưng cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan năm ngoái đã khiến dư luận hoài nghi về năng lực của Mỹ.
Trong bối cảnh các vấn đề gây chia rẽ Mỹ và châu Âu, Tổng thống Biden đã cam kết đoàn kết với châu Âu trong vấn đề Ukraine.
Tuy vậy, dù có tìm ra được giải pháp hòa bình ở Ukraine thì Trung Quốc, Triều Tiên và Iran sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức khó khăn hơn cho một nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, một nhiệm kỳ khó có thể thoát khỏi khủng hoảng.
Vụ xả súng tại trường đại học ở Đức: Hung thủ đã thông báo trước khi hành động Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, hung thủ 18 tuổi thực hiện vụ xả súng tại Đại học Heidelberg thuộc bang Baden-Wrttemberg (Đức) đã mua vũ khí ở nước ngoài vài ngày trước khi thực hiện vụ tấn công. Y cũng đã thông báo trước về vụ tấn công thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Cảnh sát được triển khai tại hiện...