Đức mua thuốc từng chữa Covid-19 cho Trump
Đức trở thành quốc gia EU đầu tiên sử dụng phương pháp điều trị kháng thể thử nghiệm, được ghi nhận là đã giúp Donald Trump hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
“Chính phủ đã mua 200.000 liều với giá 400 triệu EUR (486 triệu USD)”, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nói với tờ Bild am Sonntag ngày 24/1. Bệnh nhân sẽ được sử dụng miễn phí.
Bộ trưởng Y tế Đức tại Berlin ngày 22/1. Ảnh: AFP .
Hai liệu pháp kháng thể đơn dòng sẽ được cung cấp cho các bệnh viện đại học từ tuần tới, Spahn khẳng định Đức là “quốc gia đầu tiên ở EU” triển khai chúng trong cuộc chiến chống đại dịch. Cả hai phương pháp điều trị đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp ở Mỹ nhưng chưa được các cơ quan quản lý châu Âu “bật đèn xanh”.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Đức cho biết cơ quan quản lý quốc gia của nước này, Viện Paul Ehrlich (PIE), đã cho phép sử dụng thuốc tùy trường hợp, do các bác sĩ quyết định, để ngăn ngừa “các nhóm rủi ro nhất định phải nhập viện hoặc có triệu chứng nặng”.
Bà cho biết thêm Đức đã mua hỗn hợp kháng thể Casirivimab/Imdevimab của hãng Mỹ Regeneron và thuốc kháng thể Bamlanivimab của công ty Mỹ Eli Lilly.
Video đang HOT
Trump, người đã phải nhập viện một thời gian ngắn vì nCoV vào tháng 10 năm ngoái, đã được điều trị bằng liệu pháp Regeneron, trước khi nó được Mỹ cấp phép. Ông sau đó nói rằng loại thuốc này “có hiệu quả rất tốt”.
Mặc dù Đức, quốc gia đông dân nhất và là nền kinh tế lớn nhất EU, đã đối phó tương đối tốt với làn sóng nCoV đầu tiên vào mùa xuân năm ngoái, nước này đã chịu ảnh hưởng nặng nề vì làn sóng mới những tháng gần đây. Sự xuất hiện của các chủng virus mới dễ lây lan hơn đã gây thêm lo ngại, khiến Đức thắt chặt các hạn chế đi lại và tăng cường kiểm soát biên giới. Đức ghi nhận hơn 2,1 triệu ca nhiễm, trong đó khoảng 52.500 người chết.
Đức , Đan Mạch trì hoãn liều vắc xin COVID-19 thứ 2
Ngày 4/1, Đức cân nhắc liệu có cho phép trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của vắc-xin COVID-19 của BioNTech và Pfizer trong bối cảnh khan hiếm vắc xin sau động thái tương tự của Anh vào tuần trước.
Việc trì hoãn liều tiêm vắc xin COVID-19 thứ 2 đang được nhiều nước cân nhắc.
Cũng ngày 4/1, Đan Mạch đã chấp thuận cho phép hoãn đến sáu tuần giữa mũi đầu tiên và mũi thứ hai.
Tại Berlin, Bộ Y tế đang tìm kiếm quan điểm của một ủy ban tiêm chủng độc lập về việc liệu có nên trì hoãn mũi tiêm thứ hai vượt quá giới hạn tối đa 42 ngày hiện tại hay không.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Y tế Jens Spahn chỉ trích rằng, Đức đã không mua đủ vắc xin và quá chậm trong việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng quốc gia.
Ông Spahn nói với Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo của mình tại một cuộc họp kín hôm thứ Hai rằng, ông hy vọng sẽ tiêm vắc-xin vào mùa hè này cho tất cả người dân Đức khi vắc-xin phong phú hơn.
Một số chuyên gia y tế Đức đã hoan nghênh động thái của Anh trong việc trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của BioNTech-Pfizer, điều này xảy ra khi các chính phủ cố gắng bảo vệ chống lại coronavirus cho càng nhiều người càng tốt bằng cách tiêm cho họ một mũi và trì hoãn mũi hai lâu hơn.
Theo quan điểm về sự khan hiếm vắc xin hiện nay, số ca nhiễm bệnh và nhập viện rất cao ở Đức, một chiến lược làm càng nhiều người được tiêm chủng càng sớm càng tốt sẽ hiệu quả hơn ", Leif-Erik Sander, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vắc xin tại bệnh viện Charité ở Berlin cho biết.
Tuy nhiên, BioNTech và Pfizer đã chỉ ra rằng, họ chưa có thông tin đầy đủ về tác hại của việc trì hoãn liều thứ hai.
Các công ty cho biết: "Tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin chưa được đánh giá trên các lịch dùng thuốc khác nhau vì phần lớn những người tham gia thử nghiệm đã nhận được liều thứ hai trong khoảng thời gian được chỉ định trong thiết kế nghiên cứu. Không có dữ liệu để chứng minh rằng sự bảo vệ sau liều đầu tiên được duy trì sau 21 ngày."
Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho biết, khoảng thời gian tối đa là 42 ngày giữa lần tiêm đầu tiên và mũi thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNtech để có được sự bảo vệ đầy đủ.
Cơ quan Y tế Đan Mạch sẽ cho phép chờ đến sáu tuần trước khi tiêm liều thứ hai, người đứng đầu cơ quan này Soren Brostrom nói với kênh tin tức địa phương Ritzau sau khi xem xét kỹ lưỡng dữ liệu vắc xin.
Nhưng Brostrom cho biết, các nguyên tắc ban đầu là chỉ đợi từ ba đến bốn tuần nên được tuân thủ bất cứ khi nào có thể.
"Nếu bạn trì hoãn lâu hơn sáu tuần, chúng tôi không thấy bằng chứng khoa học rằng bạn được bảo vệ một cách chắc chắn. Vì vậy, chúng tôi không thể khuyến nghị điều đó", Brostrom nói thêm.
Tính đến thứ Hai, tổng cộng 46.975 người Đan Mạch đã nhận được mũi tiêm Pfizer-BioNTech đầu tiên, chủ yếu là nhân viên y tế và người cao tuổi.
Trì hoãn mũi thứ 2 được không?
Mặc dù khoảng thời gian dài hơn giữa các lần tiêm chưa được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng một số nhà khoa học cho biết đây là một kế hoạch hợp lý trong điều kiện hoàn cảnh bất thường.
Tài liệu của Bộ Y tế Đức cho biết sự chấp thuận của Liên minh châu Âu đối với vắc-xin từ Moderna, dự kiến trong tuần này, sẽ cung cấp thêm 1,5 triệu liều nữa trong những tuần tới.
Đức, quốc gia có khoảng 83 triệu dân, sẽ nhận được 50 triệu liều Moderna trong năm nay theo các hợp đồng mua sắm toàn EU.
Liên quan đến vắc xin AstraZeneca đã được Anh phê duyệt vào tuần trước, Bộ Y tế Đức cho biết, việc xem xét cuốn chiếu của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đang được tiến hành với "áp lực cao".
Thủ tướng Angela Merkel mất ngôi chính khách nổi tiếng nhất tại Đức Theo một khảo sát của tờ Bild công bố kết quả ngày 27/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã để mất vị trí chính khách nổi tiếng nhất quốc gia châu Âu này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn. Ảnh: DW Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết chính khách nhận được nhiều ủng hộ nhất trong cuộc khảo sát là Bộ trưởng...