Đức Long Gia Lai nợ nghìn tỷ, giá cổ phiếu thấp kỷ lục
Đức Long Gia Lai tiếp tục có tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 chỉ 1,2 tỷ đồng, nợ đọng hàng nghìn tỷ đồng.
Mới đây, dự án bất động sản lớn tại TP.HCM là Đức Long Golden Land bị UBND TP.HCM yêu cầu thanh tra toàn diện.
Một số sai phạm bị tố của dự án này là chủ đầu tư chưa bồi thường và giải phóng mặt bằng vẫn được cấp phép quy hoạch; năng lực tài chính của chủ đầu tư; phần “đất công” trong dự án đã biến mất, dự án chuyển nhượng gây thiệt hại cho nhà nước; dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng đã và đang bán ra thị trường…
Theo tìm hiểu của PV, Đức Long Golden Land có tên đầy đủ là “Khu thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Đức Long Golden Land”, nằm trên đường Nguyễn Tất Thành nối dài, phường Tân Thuận Tây, quận 7, chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư – xây dựng Vạn Gia Long – thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG).
Đức Long Golden Land bị đề nghị thanh tra toàn diện.
DLG là một doanh nghiệp có tiếng tại phố núi Gia Lai, cùng với Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức và Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Loan.
Chủ tịch HĐQT của DLG là ông Bùi Pháp – người đang giữ vị trí thứ 38 top người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, với khối tài sản 1.662 tỷ đồng.
Theo giới thiệu của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, thì tập đoàn này hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con với hơn 30 công ty thành viên, 4 công ty liên kết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Ngoài những ngành nghề truyền thống như sản xuất và chế biến gỗ, đá Granite, kinh doanh bến xe và bãi đỗ, dịch vụ khách sạn, resort, khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ bảo vệ – vệ sĩ… trong giai đoạn 2015-2020, Đức Long Gia Lai tập trung chủ lực vào 5 lĩnh vực trọng tâm là bất động sản, cơ sở hạ tầng, năng lượng, sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử và nông nghiệp.
Tuy nhiên, có vẻ như 2018 không phải là năm may mắn của DLG, khi con số lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm tập đoàn này khá ít ỏi.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) soát xét 6 tháng đầu năm 2018, DLG báo lãi ròng vỏn vẹn chỉ 1,2 tỷ đồng, trong khi đó cùng kì năm ngoái con số lãi là 36,3 tỷ đồng.
Trong khi đó, DLG cũng đang gặp vấn đề về nợ. Tính đến 30/6/2018, khoản nợ phải trả của DLG là hơn 2.273 tỷ đồng, trong đó 1.453 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 819,8 tỷ đồng nợ dài hạn. Con số nợ này chiếm tới 42,6% tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu của DLG là hơn 3.051 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu DLG hiện ở mức “rẻ chưa từng thấy”. Tại thời điểm 19/9, DLG chỉ được giao dịch quanh mốc 2.700 đồng/cp và được ví “chưa bằng một cốc trà đá”, một khoảng cách khá xa so với mức “đỉnh” 25.000 đồng/cp hồi năm 2011.
Giới chuyên gia tài chính nhận định, việc vay nợ gia tăng đã khiến chi phí tài chính ăn mòn gần hết lợi nhuận trong những năm này của DLG.
Trong quá trình kinh doanh của mình, DLG từng chịu nhiều “đòn đau” – khởi điểm cho những vận đen nối tiếp vận đen của tập đoàn này.
Video đang HOT
Đỉnh điểm vào thời điểm 2013, DLG đầu tư hơn 150 tỷ đồng để xây dựng bến xe phía Nam (Đà Nẵng), nhưng sau 9 năm hoạt động, bến xe này vẫn rơi vào cảnh đìu hiu, tiêu điều, khiến hàng trăm tỷ đồng đầu tư không gỡ ra được.
Cũng trong khoảng thời gian đó, hàng loạt dự án lớn của Tập đoàn này như thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, thủy điện Sông Sen, thủy điện Mỹ Lý (Nghệ An), Krongpa, Dakspay (Gia Lai)… đều bị hủy hoặc đang tạm dừng với lý do là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
Tháng 12/2015 trên thị trường chứng khoán xuất hiện thông tin “lãnh đạo DLG bị thanh tra” khiến cổ phiếu DLG lao dốc, sụt giảm nhiều phiên liên tiếp.
Trước tin đồn này, ông Bùi Pháp đã phải lên tiếng giải thích đây là thông tin thất thiệt, ác ý, cố tình dìm giá cổ phiếu DLG.
Giang Hà
Theo vietq.vn
Thêm rất nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng đột biến, vượt xa kế hoạch năm
Trong đó có những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 108 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến thời điểm này đã có hàng trăm doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2018. Số doanh nghiệp báo lỗ không nhiều như cùng kỳ năm ngoái, song số doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng đột biến lại rất nhiều, đặc biệt, đã có rất nhiều doanh nghiệp vượt xa kế hoạch kinh doanh cả năm chỉ sau 6 tháng.
Thêm nhiều doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm
Nhiệt điện Hải Phòng (HND)vừa có báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2018 trong đó riêng quý 2 lãi trước thuế 190 tỷ đồng, tăng trưởng 63% so với cùng kỳ, nâng tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm lên 347 tỷ đồng, hoàn thành và vượt đến 26% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 179 tỷ đồng, tăng 61,8% so với cùng kỳ, nâng tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm lên 328 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 34%. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng mạnh là do khoản chi phí tài chính - mà chủ yếu là chi trả lãi vay giảm mạnh. Tổng vay nợ tài chính dài hạn đến cuối quý 2 còn 6.358 tỷ đồng, giảm được hơn 840 tỷ đồng so với đầu kỳ còn vay nợ tài chính ngắn hạn cũng giảm được khoảng 40 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý 2/2018 của Nhiệt điện Hải Phòng tăng mạnh trong những năm gần đây, chỉ thua lợi nhuận đạt được hồi qusy 4/2016.
Thủy điện Thác Mơ (TMP) cống bố kết quả kinh doanh quý 2, trong đó chi phí giá vốn bỏ ra giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế riêng quý 2 đạt gần 143 tỷ đồng, tăng trưởng 24,5% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 Thủy điện Thác Mơ đạt 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ và đã thực hiện được 83% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 210,5 tỷ đồng, tăng 29% so với nửa đầu năm ngoái và đã chính thức hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng.
Cũng trong ngành thủy điện, Thủy điện Hủa Na (HNA) đạt hơn 323 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 56% so với cùng kỳ. Lý giải nguyên nhân doanh thu tăng mạnh, giá vốn thấp, phía công ty cho răng thị trường điện đang có mức giá trung bình tương đối cao, tình hình thủy văn thuận lợi. Bên cạnh đó công ty đã thực hiện chiến lược chào giá hợp lý.
Kết quả 6 tháng Thủy điện Hủa Na lãi sau thuế gần 21,5 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ hơn 87 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái và vượt xa kế hoạch lãi trước thuế chưa đến 7 tỷ đồng mà ĐHCĐ giao phó.
Sau sự "lên ngôi" của ngành thủy điện, thì nhiều doanh nghiệp ngành than cũng báo cáo kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2018. Than Đèo Nai (TDN) cho biết sản lượng tiêu thụ riêng quý 2 tăng 92.791 tấn so với cùng kỳ.
Tính chung sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm của than Đèo Nai cũng đạt mức tăng 55.062 tấn so với cùng kỳ, đồng thời giá bán bình quân cũng tăng 5,2%. Do vậy doanh thu 6 tháng đầu năm đạt gần 1.419 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với nửa đầu năm ngoái và lợi nhuận trước thuế đạt 38 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 29,5 tỷ đồng, gấp 7,4 lần lợi nhuận đạt được nửa đầu năm 2017.
Than Tây Nam Đá Mài (TND) dù có kết quả kinh doanh quý 2 và cả 6 tháng đầu năm đều giảm sút so với cùng kỳ, nhưng vẫn giúp công ty vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Cụ thể, doanh thu 6 tháng đạt 1.274 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, nhưng do chi phí giá vốn đội lên cao nên lợi nhuận trước thuế còn 28,8 tỷ đồng, vượt 70% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế đạt 23 tỷ đồng, giảm sút đến 18% so với cùng kỳ.
Dù chưa hoàn thành kế hoạch nhưng Than Núi Béo (NBC) và Than Vàng Danh (TVD)cũng đã hoàn thành lần lượt 90% và 97% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó. Giải trình kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp này đều cho rằng tình hình kinh doanh thuận lợi, sản lượng khai thác và bán hàng tăng, giá tăng cao hơn kỳ vọng... Còn Than Hà Tu (THT) cũng đạt gần 19 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ và đã hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tài chính Hoàng Minh (KPF) không những vượt 22% kế hoạch lợi nhuận cả năm, mà lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm còn đạt mức tăng trưởng "khủng" 108 lần so với cùng kỳ nhờ kết quả kinh doanh từ quý 1.
Cụ thể trong quý 1 công ty ghi nhận doanh thu từ Cam Lâm - chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Prime - Prime Resorts and hotels tại Khánh Hòa. Do vậy lũy kế doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 tăng gấp 11 lần cùng kỳ, lên hơn 301 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 21 tỷ đồng, tăng 108 lần so với nửa đầu năm ngoái.
Ngành nông sản, CTCP Nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP) với các mặt hàng kinh doanh chính là giấy đế, vàng mã, bã sắn khô đã đạt 138 tỷ đồng doanh thu, tăng 90% so với cùng kỳ. Đặc biệt tỷ lệ tăng chi phí giá vốn thấp hơn nhiều so với doanh thu, nên lợi nhuận sau thuế riêng quý 2 đạt 21,6 tỷ đồng, gấp 20 lần cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018 Nông sản Yên Bái ghi nhận 32 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 68% kế hoạch năm.
Rất nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ
Cũng chưa chính thức hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm, nhưng Long Hậu (LHG) kết thúc 6 tháng đầu năm 2018 với 254,5 tỷ đồng doanh thu, gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 122,2 tỷ đồng, gấp 4,6 lần lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái và cũng đã thực hiện được 96% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
CTCP Nam Việt (ANV) đạt 1.683 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 23% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 189 tỷ đồng, tăng đột biến gấp 3,6 lần lợi nhuận đạt được trong nửa đầu năm ngoái.
Dù tăng trưởng mạnh nhưng Nam Việt ANV cũng mới hoàn thành 75,6% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm. Lý giải nguyên nhân cho việc doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh phía công ty cho biết do đã chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, do vậy công ty tự tin sẽ sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm.
Nhóm ngành ngân hàng, TPBank (TPB) báo lãi 1.024 tỷ đồng trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2018, gấp đôi con số đạt được cùng kỳ năm 2017, nhưng cũng mới chỉ hoàn thành 46,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) lãi trước thuế 633 tỷ đồng ngay trong quý 2/2018, tăng 180% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 VIB lãi trước thuế 1.150 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 920 tỷ đồng, tăng đột biến gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017.
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) - đạt mức lợi nhuận quý 2 tăng đột biến gấp 6 lần cùng kỳ với 124 tỷ đồng trước thuế. Theo báo cáo, các mảng kinh doanh đa số có lợi nhuận tăng trưởng tốt trong khi chi phí hoạt động được tiết giảm mạnh. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 đạt 201 tỷ đồng - gấp 3 lần lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái và hoàn thành 67% kế hoạch năm.
Xi măng Hà Tiên (HT1) thông báo quý 2/2018 đạt 242 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ, nâng tổng LNST 6 tháng đầu năm lên 324 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với nửa đầu năm 2017 và thực hiện được 56% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Còn Hóa chất Đức Giang Lào Cai (DGL) công bố lợi nhuận sau thuế riêng quý 2 đạt trên 199 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, nâng tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm lên trên 359 tỷ đồng, tăng đột biến 436% so với lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái và hoàn thành 79% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Không chỉ lợi nhuận tăng, mà doanh thu 6 tháng đạt 2.704 tỷ đồng, cũng tăng đến 69% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của việc cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh một phần lớn nhờ việc công ty vừa hoàn tất sáp nhập thêm 2 công ty là CTCP Hóa chất và phân bón Lào Cai và CTCP Hóa chất Bảo Thắng.
CTCP Đông Hải bến Tre (DHB) cũng chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018, song kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ với 64 tỷ đồng tiền lãi sau thuế, tăng trưởng đến 120% so với nửa đầu năm ngoái và hoàn thành 70% kế hoạch năm.
Giải trình nguyên nhân, Đông Hải Bến Tre cho biết công ty đã chủ động duy trì nguồn hàng tồn kho ở mức cao nên kỳ này được hưởng lợi từ giá vốn nguyên liệu thấp, trong khi giá bán ra cao nên lợi nhuận đạt được tăng đột biến.
CTCP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát (VPG) công bố kết quả kinh doanh với mức lãi ròng quý 2 đạt trên 31 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu thuần tăng trưởng 29%, lên mức 781 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng, tăng 126% so với cùng kỳ và hoàn thành 60,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Còn Bất động sản Netland (NRC) thông báo doanh thu quý 2/2018 tăng đột biến hơn 78 ty đồng lên 84 tỷ đồng, trong đó doanh thu môi giới cũng tăng mạnh từ 10 tỷ đồng lên 64 tỷ đồng.
Mùa báo cáo tài chính quý 2 đang vào giai đoạn nước rút. Chỉ trong thời gian ngắn tới các doanh nghiệp sẽ lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý 2 và cả năm 2018, và hứa hẹn sẽ còn nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng vượt bậc.
Thạch Lâm
Theo Trí thức trẻ
Nam Long (NLG): Có 2.600 tỷ đồng gửi ngân hàng, 6 tháng lãi gần 300 tỷ đồng - giảm 24% so với cùng kỳ Doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 của Nam Long đạt 1.410 tỷ đồng, tăng trưởng gần 12% so với cùng kỳ năm 2017. CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2018 với doanh thu đạt 871 tỷ đồng, giảm 13% so với quý 2 năm ngoái. Trong khi đó chi phí...