Đức Long Gia Lai bất ngờ lỗ sau kiểm toán, hàng loạt khoản nợ chưa thanh toán
Đức Long Gia Lai bất ngờ chuyển từ lãi hơn 100 tỷ sang lỗ hơn 7 tỷ đồng sau kiểm toán kèm theo hàng loạt vấn đề trọng yếu khác trong báo cáo kiểm toán 2019.
Chuyển từ lãi sang lỗ sau báo cáo kiểm toán 2019
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 với doanh thu thuần không chênh lệch là bao so với báo cáo tự lập, ở mức 2.873 tỷ đồng.
Do đó lợi nhuận gộp cũng nhích nhẹ lên 529 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm hơn 27% về mức gần 26 tỷ sau kiểm toán.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp của DLG gấp 1,5 lần báo cáo tự lập, lên mức gần 299 tỷ đồng. DLG cho biết, khoản mục này tăng mạnh do chi phí bán hàng chuyển sang gần 10 tỷ, Công ty TNHH Mass Noble Investments và CTCP Cà Phê Gia Lai ghi nhận bổ sung chi phí nguyên liệu, nhân công.
Bên cạnh đó, công ty mẹ và các công ty con tăng khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi sau kiểm toán đánh giá và phân loại các khoản nợ phải thu chưa thu hồi được.
Thêm vào đó, lỗ từ hoạt động khác tăng từ 29 tỷ ở báo cáo tự lập lên tới 43 tỷ sau kiểm toán.
Do đó, sau cùng DLG lỗ ròng hơn 7,4 tỷ đồng sau kiểm toán, trong khi báo cáo tự lập có lãi tới 105 tỷ đồng.
Hàng loạt ngân hàng đang là chủ nợ của DLG
Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của DLG giảm 98 tỷ đồng xuống mức 8.614 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu ngắn hạn vẫn ở mức cao tới 2.756 tỷ đồng và phải trích lập khó đòi 127 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 5.184 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính ngắn và dài hạn lần lượt là 1.224 tỷ và 2.386 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các ngân hàng đang cho DLG vay gồm VietinBank, BIDV, Sacombank, OCB, NCB và hàng loạt cá nhân khác.
Liên quan đến nợ vay, tháng 1/2020, BIDV đã có thông báo về việc bán đấu giá tài sản của Đức Long Gia Lai.
Theo đó, tài sản thực hiện bán đấu giá là 582,7 m2 đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại số 97/2, đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM. Tài sản gắn liền trên đất là 117,6 m2 sàn gồm 1 tầng và sân. Giá khởi điểm của tổng khối tài sản này là 57 tỷ đồng.
Bến xe Đức Long Gia Lai
Chưa thanh toán hàng loạt khoản đi vay đã đến hạn trả, nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục
Chưa dừng lại ở đó, đơn vị kiểm toán còn đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh.
Thứ nhất, khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019, DLG chưa loại trừ hơn 129 tỷ đồng chi phí đ vay vượt mức quy định. Nếu thực hiện đúng thi khoản mục Chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2019 sẽ tăng thêm 20,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ giảm tương ứng.
Đồng thời, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, khoản mục dự phòng phải trả ngắn hạn sẽ có giá trị 20,7 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ lãi luỹ kế 19,8 tỷ.
Thứ hai, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, nợ phải thu 121 tỷ đồng (cuối năm 2019) của Tập đoàn Xây dựng Cầu đường, Thuỷ Lợi, Xuất nhập khẩu Daohuensong và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển MTV Lào (Daohuensong) liên quan đến hợp đồng hợp tác năm 2014, đến nay DLG vẫn chưa thu hồi được khoản nợ này.
Cũng cần lưu ý, DLG đã cho một số tổ chức, cá nhân vay tới hơn 2.399 tỷ đồng, tương đương 27,8% tổng giá trị tài sản nhưng lại không có tài sản đảm bảo.
Kiểm toán cũng nhấn mạnh, báo cáo được lập dựa trên cơ sở giả định hoạt động liên tục, song tại thời điểm cuối năm 2019, DLG chưa thanh toán cho hầu hết các khoản đi vay đã đến hạn trả (nợ trái phiếu đến hạn trả, nợ vay ngân hàng và nợ một số tổ chức).
Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của DLG.
Ban giám đốc DLG cho biết, hiện tập đoàn đang làm việc với ngân hàng/chủ nợ để cơ cấu lại nợ gốc vay, giảm lãi vay, tìm kiếm các nguồn vốn tín dụng mới nhằm đảm bảo có đủ nguồn lực tiếp tục hoạt động trong các năm tiếp theo.
Đồng thời HĐQT cũng đã xây dựng chiến lược kinh doanh mới và có phương án tái cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, gần đây nhất là tình hình kinh doanh trong quý 1/2020, DLG đã ghi nhận lỗ ròng hơn 47 tỷ đồng.
Cổ phiếu DLG hiện chỉ còn mức giá 1.510 đồng/cp chốt phiên 20/5.
Nhà đầu tư kêu cứu Thủ tướng cho phép giãn nợ BOT QL19
Nhà đầu tư kêu cứu Thủ tướng, cho phép Vietinbank cơ cấu lại khoản vay nhưng giữ nguyên nhóm nợ của dự án BOT QL19.
Dự án BOT QL19 có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh hơn 1.460 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn theo phụ lục hợp đồng BOT là 20 năm 6 tháng 19 ngày.
Tổng công ty 36 vừa có văn bản kêu cứu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép Vietinbank cơ cấu lại khoản vay (kéo dài thời gian trả nợ) cho phù hợp với thời gian thu phí hoàn vốn theo phương án tài chính của dự án BOT QL19 nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ.
Doanh nghiệp dự án lỗ lũy kế 93 tỷ đồng
Trong văn bản, lãnh đạo Tổng công ty 36 (nhà đầu tư QL19) cho biết, dự án BOT QL19 được tổ chức thu phí hoàn vốn từ 1/6/2016. Đến nay, qua gần 4 năm triển khai thu phí, doanh thu thực tế của dự án không đạt so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT.
"Điều này không những không đạt kế hoạch hoàn vốn mà còn không đảm bảo tiến độ thanh toán khoản nợ ngân hàng, gây nhiều hệ lụy do khoản nợ có nguy cơ bị xếp vào nhóm nợ xấu nếu không được Ngân hàng Nhà nước có biện pháp tháo gỡ kịp thời", lãnh đạo Tổng công ty 36 thông tin và cho biết, phương án tài chính, kế hoạch hoàn vốn dự án và tiến độ thanh toán khoản nợ ngân hàng đều không thực hiện đúng như kế hoạch ban đầu bởi nhiều nguyên nhân khách quan.
Đầu tiên là doanh thu thu phí đối với các phương tiện qua trạm giảm do thay đổi chính sách thu phí từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bắt buộc doanh nghiệp BOT phải thực hiện. Cụ thể, ngày 15/9/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 146/2015 giảm giá phí so mức thu phí quy định tại Thông tư 159/2013. Đến ngày 1/6/2016 dự án BOT QL19 bắt đầu đi vào thu phí, mức phí theo quy định tại Thông tư 146/2015 thấp hơn nhiều so với mức thu quy định tại Thông tư 159/2013 khiến phá vỡ phương án tài chính ban đầu của dự án.
Tiếp đó, ngày 12/9/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 136 quy định mức thu phí đường bộ mới giảm so với mức thu phí tại Thông tư 146/2015, khiến doanh thu của dự án lại tiếp tục giảm thêm. Đồng thời, theo phụ lục hợp đồng, mỗi năm dự án tăng giá thu phí 3%, ba năm tăng một lần (tương đương 9%). Tuy nhiên, do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên dự án không được tăng phí theo lộ trình đã ký kết, ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của dự án. Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Bộ GTVT về việc giảm phí cho các đối tượng nằm trong phạm vi bán kính 5km xung quanh trạm thu phí, đã làm giảm khoảng 5% doanh thu.
"Những thay đổi về chính sách làm doanh thu thực tế không đủ để trả nợ gốc và lãi ngân hàng theo như thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng", đại diện nhà đầu tư cho biết và dẫn chứng, từ 1/6/2016 đến 31/12/2019, Tổng công ty 36 đã phải bù đắp thiếu hụt với số tiền là 91 tỷ đồng, doanh nghiệp dự án lỗ lũy kế từ tháng 6/2016 đến 31/12/2019 là 93 tỷ; tổng số tiền bù đắp thiếu hụt và lỗ là 184 tỷ đồng.
Đề nghị cơ cấu lại khoản vay, giữ nguyên nhóm nợ
Theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Vietinbank, thời hạn vay cho dự án BOT QL19 là 13 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên, trong khi đó thời gian hoàn vốn theo phương án tài chính của dự án là 20 năm 6 tháng. Nếu tiếp tục phải bù lỗ kéo dài trong các năm tiếp theo, đặc biệt lưu lượng và giá phí không tăng, doanh thu giảm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển và sự tồn tại của doanh nghiệp.
Lãnh đạo Tổng công ty 36 cho biết, nhằm giảm áp lực cho nhà đầu tư về việc huy động từ các nguồn vốn khác để trả lãi và gốc cho ngân hàng thì phải cơ cấu giãn thời gian trả nợ của dự án. Tuy nhiên, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 10 của Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định: "Khoản nợ gia hạn lần đầu sẽ được phân loại vào nợ nhóm 3 - nợ xấu".
Do đó, ngày 16/8/2019, nhà đầu tư đã có văn bản đề nghị Vietinbank - Chi nhánh TP.Hà Nội giãn thời gian trả nợ, báo cáo Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương án cơ cấu thời hạn trả nợ mà không chuyển nhóm nợ vì lý do bất khả kháng (do thay đổi chính sách pháp luật) chứ không phải nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp đầu tư.
Đến ngày 11/10/2019, Ngân hàng Nhà nước đã có Văn bản 8020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với Tổng công ty 36 để thực hiện dự án BOT QL19. Nếu kiến nghị của Tổng công ty 36 không được giải quyết, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những tổn thất và hậu quả lớn từ việc thực hiện dự án này mà nguyên nhân không phải do doanh nghiệp mà chính là sự thay đổi từ chính sách, văn bản pháp luật gây nên.
"Tổng công ty 36 báo cáo và kêu cứu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép Vietinbank cơ cấu lại khoản vay - kéo dài thời gian trả nợ cho phù hợp với thời gian thu phí hoàn vốn theo phương án tài chính của dự án BOT QL19 nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ", văn bản của Tổng công ty 36 nêu rõ.
Được biết, dự án BOT QL19 dài 55,726km (33,082km qua tỉnh Bình Định, 22,644km qua tỉnh Gia Lai) do Tổng công ty 36 làm nhà đầu tư. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 2.045 tỷ đồng, thu phí tại 2 trạm để hoàn vốn với thời gian hợp đồng BOT là 18 năm 4 tháng 22 ngày. Tổng vốn đầu tư điều chỉnh hơn 1.460 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn theo phụ lục hợp đồng BOT là 20 năm 6 tháng, 19 ngày.
Theo baogiaothong.vn
Một công ty cá tra chia cổ tức cổ phiếu 120% ACL dự kiến phát hành là 27,4 triệu cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 502 tỷ đồng. Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm 53% còn 75 tỷ đồng, kế hoạch cổ tức 5-10%. Theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (HoSE: ACL) đã thông qua phương...