Đức lo ngại kế hoạch rút quân của Mỹ
Quan chức Đức cảnh báo việc Trump rút hàng nghìn binh sĩ Mỹ khỏi nước này có thể gây tổn hại đáng kể quan hệ giữa Berlin và Washington.
“Quan hệ Đức – Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu Tổng thống Mỹ ra quyết định như vậy”, Peter Beyer, điều phối viên về quan hệ xuyên Đại Tây Dương của chính phủ Đức, hôm qua cho hay.
Bình luận của Beyer được đưa ra sau khi tờ WSJ đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo Lầu Năm Góc rút bớt quân khỏi Đức cho tới tháng 9. Lệnh rút quân sẽ cắt giảm 9.500 binh sĩ trong số 34.500 quân được triển khai thường trực tại Đức, đồng thời giới hạn lực lượng Mỹ đồn trú tại quốc gia này ở mức 25.000.
“Đó không chỉ là chuyện của 9.500 binh sĩ, mà còn cả gia đình họ, với ước tính bao gồm tổng cộng 20.000 người Mỹ. Việc rút quân sẽ phá hủy những kết nối xuyên Đại Tây Dương”, Beyer nói thêm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh hai nước vẫn quan tâm đến mối quan hệ hợp tác chặt chẽ.
Video đang HOT
Binh sĩ Mỹ trong cuộc diễn tập của NATO tại Orzysz, Ba Lan, hồi năm 2017. Ảnh: AFP.
“Nếu một số binh sĩ Mỹ rút khỏi Đức, chúng tôi sẽ lưu ý vấn đề này”, Maas trả lời tờ Bild am Sonntag. Ông nhấn mạnh Đức đánh giá cao sự hợp tác với lực lượng vũ trang Mỹ suốt những thập kỷ qua, nói thêm rằng mối quan hệ này “vì lợi ích của cả hai nước”.
“Chúng tôi đang là những đối tác thân thiết trong liên minh xuyên Đại Tây Dương. Nhưng tình hình khá phức tạp”, Ngoại trưởng Đức nói về mối quan hệ giữa Washington và Berlin hiện nay.
Rof Muetzenich, chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức, cảnh báo kế hoạch mà WSJ đưa tin có thể dẫn tới “sự tái cấu trúc chính sách an ninh châu Âu về lâu dài”. “Trong mọi trường hợp, kế hoạch chiến lược của Mỹ vẫn là xoay trục về châu Á. Do vậy, việc gắn chính sách an ninh của Đức vào môi trường châu Âu thậm chí cấp bách hơn, dù những thách thức lớn hơn so với vài năm trước”, ông nói.
Nghị sĩ Đức Johann Wedephul đánh giá những thông tin được tiết lộ và tình trạng thiếu tham vấn rõ ràng càng chứng minh châu Âu cần tự chủ về quốc phòng hơn. “Các kế hoạch cho thấy chính quyền Trump đang phớt lờ một nhiệm vụ cơ bản là lãnh đạo, cũng như để đồng minh tham gia vào quá trình ra quyết định”, Wedephul cho hay.
“Mọi người đều được hưởng lợi từ sự đoàn kết của liên minh. Chỉ có Nga và Trung Quốc được hưởng lợi từ những bất đồng. Washington nên nhận thức rõ hơn về điều này”, ông nói thêm.
Những suy đoán về việc chính quyền Trump có thể rút quân khỏi Đức, nơi được triển khai nhiều binh sĩ Mỹ nhất châu Âu, đã được lan truyền từ lâu. Một quan chức cấp cao giấu tên cho hay quyết định rút quân phản ánh sự thất vọng của chính quyền Trump với những chính sách của Đức trong thời gian dài, đặc biệt về chi tiêu quân sự và quyết tâm hoàn thành dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc, nhằm chuyển khí đốt trực tiếp từ Nga qua biển Baltic.
Đức coi đối thoại với Trung Quốc là giải pháp chính tháo gỡ bất đồng
Theo ông Heiko Maas, châu Âu cần đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc của mình.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 29/05 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) cần có một chiến lược tiếp cận chung trong quan hệ với Trung Quốc, đồng thời coi việc đối thoại với Trung Quốc là giải pháp then chốt để gỡ bỏ bất đồng, thay vì theo đuổi việc trừng phạt.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: DW.
Nhận định trên được Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đưa ra trong buổi họp báo sáng ngày 29/5 tại thủ đô Berlin, một ngày sau khi Trung Quốc thông qua dự luật liên quan đến vấn đề an ninh ở Hong Kong.
Theo ông Maas, châu Âu có lợi ích tại Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc cũng có lợi ích tại châu Âu. Vì thế, châu Âu cần đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc của mình.
"Luôn luôn có những thảo luận đòi trừng phạt ngay lập tức. Nhưng tôi nghĩ quá khứ đã chỉ ra, rằng điều quan trọng hơn tất cả là phải đối thoại với Trung Quốc, theo cách mà châu Âu có thể vừa đề cập đến các lo ngại cũng như các nguyên tắc của mình, và để xem đối thoại có thể dẫn tới đâu", ông Heiko Maas nói.
Hiện tại, sau khi Trung Quốc thông qua dự luật về an ninh tại Hong Kong, nhiều nước phương Tây đã lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, khác với Mỹ, đa số các nước châu Âu muốn thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc thông qua đối thoại để tác động đến Trung Quốc chứ không theo đuổi chiến lược trừng phạt.
Tại châu Âu, Đức là nước có quan hệ thương mại lớn nhất với Trung Quốc và cũng được coi là đối tác châu Âu được Trung Quốc coi trọng nhất. Trong thời điểm hiện nay, quan điểm của chính phủ Đức đối với Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến phản ứng của châu Âu với Trung Quốc, không chỉ vì Đức là cường quốc kinh tế số 1 châu Âu mà còn vì Đức sẽ là nước sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu trong nửa sau năm 2020.
Trước phản ứng của một số nước châu Âu vài ngày qua về vấn đề Hong Kong, các đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại châu Âu luôn nhấn mạnh, Hong Kong là của Trung Quốc, vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào vấn đề này./.
Đức kêu gọi Ba Lan và CH Séc sớm mở lại cửa biên giới Ngày 16/5, Ngoại trưởng Đức Heilko Maas đã kêu gọi Chính phủ Ba Lan và Cộng hòa (CH) Séc mở lại cửa biên giới để cho phép hàng hóa lưu thông và người dân các nước được tự do qua lại. Biển báo biên giới đi vào lãnh thổ CHLB Đức từ Cộng hòa Czech. Ảnh: Mạnh Hùng /Pv TTXVN tại Đức Theo...