Đức lên tiếng trước gói lệnh trừng phạt của Mỹ đối với “Dòng chảy phương Bắc” 2
Đức đã bác bỏ gói các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm ngăn chặn việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) của Đức – Nga ở biển Baltic và cho rằng đây là một sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của mình.
Một tàu đang đặt đường ống dẫn khí ở biển Baltic.
Đức “thấy tiếc rằng các lệnh trừng phạt của Quốc hội Mỹ nhắm vào đường ống Nord Stream2 và Turkstream đã có hiệu lực khi được TT Mỹ ký” – Phát ngôn viên Ulrike Demmer của chính phủ Đức cho biết hôm nay (21/12).
Chính phủ liên bang Đức bác bỏ những lệnh trừng phạt từ ngoài lãnh thổ như vậy. Chúng có ảnh hưởng tới các công ty Đức và châu Âu, đồng thời thể hiện sự can thiệp vào nội bộ của chúng tôi – Phát ngôn viên trên cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các công ty tham gia vào việc xây dựng ống dẫn Nord Streams-2 sẽ tiếp tục làm việc để hoàn toàn dự án càng sớm càng tốt.
Dự án Nord Streams 2 bao gồm việc xây dựng 2 đường ống với tổng công suất 55 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic tới Đức. Các đối tác châu Âu của Công ty Gazprom trong dự án là Unper và Wintershall của Đức, OMV của Áo, Engie của Pháp và Anglo-Dutch Shell của Hà Lan. Đường ống này đi qua các nước Ukraine, Belarus, Ba Lan và các nước Đông Âu và Baltic khác.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai.vn/RT/TASS
"Rồng lửa" S-400 bất ngờ khuấy động bất đồng giữa siêu cường châu Âu
Hai thành viên NATO thể hiện lập trường trái chiều về hợp đồng mua S-400 từ Nga của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ulrike Demmer, phó phát ngôn viên của chính phủ Đức mới đây cho biết, Berlin muốn Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-400 với Nga.
"Dự định của Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa Nga đang được thảo luận giữa khối đồng minh và đó là một vấn đề gây tranh cãi đối với NATO. Chính phủ Đức sẽ hoan nghênh nếu Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc quyết định của mình về S-400", bà Demmer nói.
Phó phát ngôn viên giải thích thêm, các vấn đề liên quan tới khả năng tích hợp thiết bị NATO với hệ thống Nga là mối quan tâm chính của liên minh quân sự.
Các tên lửa S-400 trong một cuộc diễu hành tại Nga (ảnh: Điện Kremlin)
Tuy nhiên, lập trường của Berlin và Washington lại không có được sự ủng hộ từ Paris, khi Bộ Ngoại giao Pháp lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền mua các thiết bị quân sự mà họ muốn.
"Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua thiết bị quân sự, rõ ràng là một quyết định có chủ quyền. Sự toàn vẹn của NATO là rất quan trọng và tính tương thích trong năng lực quân sự của các đồng minh là yếu tố quan trọng cho điều này", cơ quan ngoại giao Pháp cho hay.
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washinton và Ankara vẫn đang gia tăng. Khi ngày giao S-400 đang tới gần, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ như hủy bỏ chương trình huấn luyện và đe dọa dừng cung cấp các phi cơ F-35 cho Thổ, cũng như xem xét trừng phạt Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối đe dọa trừng phạt của Washington và cho rằng, không một quốc gia nào có quyền "chỉ dạy các quốc gia khác phải hành động như thế nào". Ankara cũng thề sẽ đáp trả nếu Washington thực hiện các đe dọa của mình.
Mỹ tin rằng, S-400 không chỉ không tương thích với các thiết bị của NATO, mà nó còn có thể giúp Nga tìm ra các yếu điểm của mẫu phi cơ F-35 do Mỹ sản xuất.
Kể từ khi hợp đồng giữa Nga và Thổ được ký kết vào năm 2017, Washington liên tục tìm cách thuyết phục Ankara từ bỏ thoả thuận này. Tổng thống Thổ Nhĩ KỲ Recep Tayyip Erdogan từng nhiều lần tuyên bố, hợp đồng sẽ tiến triển theo kế hoạch. Ông Erdogan cũng đề xuất thành lập một nhóm làm việc nhằm giải quyết các quan ngại của Mỹ liên quan tới hệ thống S-400 nhưng Mỹ đã từ chối tham gia.
Minh Đức
Theo TPO
Châu Âu, Nga và Ukraine thiết lập thỏa thuận khí đốt mới Sau cuộc đàm phán kéo dài nhiều giờ liền, Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) hôm 19-12 đã đồng ý một thỏa thuận khí đốt mới, bắt đầu sau ngày 1-1-2020. Ukraine là tuyến đường trung chuyển quan trọng cho việc xuất khẩu khí đốt từ Nga sang châu Âu. Thỏa thuận hiện tại giữa ba bên sắp hết hạn vào...