Đức là quốc gia trả giá đắt nhất vì trừng phạt Nga
Mỹ, Canada và EU đang phải vấp phải những trở ngại kinh tế do áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga, nhưng một báo cáo gần đây cho thấy Đức bị ảnh hưởng nhiều hơn các quốc gia còn lại.
Tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten dẫn lời nhà kinh tế Julian Hinz tới từ Viện Kiel về kinh tế thế giới – IfW, Đức, cho biết nền kinh tế Đức đã mất khoảng 727 triệu USD trong xuất khẩu vì áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Theo ước tính của ông Hinz, Đức phải chịu 40% tổng thiệt hại trong số các nước trừng phạt Matxcơva.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: Reuters)
Nhà kinh tế học này lưu ý rằng vấn đề chính đối với nền kinh tế Đức hiện nay không phải là các biện pháp trừng phạt mà là các khó khăn gặp phải trong việc tài trợ cho các hoạt động thương mại với Nga.
“Thiệt hại chính không phải là do tác động trực tiếp của lệnh trừng phạt mà thực tế là các công ty đang gặp khó khăn trong việc tài trợ thương mại với Nga vì hầu hết các ngân hàng Đức đã rút khỏi Nga”, ông này cho hay.
Video đang HOT
Theo Phòng Thương mại Đức-Nga, khó có thể ước tính chính xác Đức đã thiệt hại bao nhiêu khi áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Matxcơva. Nhưng các số liệu gần đây cho thấy Đức đã mất “hàng trăm triệu USD” vì các thua lỗ ngắn hạn và “hàng tỷ USD” dài hạn.
Cơ quan này cũng cảnh báo các công ty Đức sẽ gặp khó khăn hơn trong việc kinh doanh với Nga và vị trí của họ có thể bị các đối thủ tới từ châu Á chiếm đoạt.
Trước đó, Ủy ban Đức về Quan hệ kinh tế Đông Âu đã đề nghị các cơ quan chức năng EU bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu khỏi các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Mỹ với Nga.
Vào tháng 1/2018, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận Washigngton đã thúc đẩy các đồng mình châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Theo ông Biden, điều này chỉ có thể đạt được hiệu quả nếu có sự giúp đỡ của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
(Nguồn: Spunik)
SONG HY
Theo VTC
Toan tính khác biệt của Nga và 3 "ông lớn" trong giai đoạn cuối của cuộc chiến ở Syria
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng Tổng thống Nga, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đều mang theo những mục tiêu riêng khi họ gặp nhau tại Istanbul hồi cuối tháng 10 để bàn về tương lai của Syria.
Người Nga vốn có kỹ năng trong việc thông qua cuộc xung đột để tăng cường thế đứng của mình ở Trung Đông cũng như phát triển căn cứ hải quân ở Tartus. Hiện Nga có căn cứ không quân ở Hmeimim. Tartus có tầm quan trọng chiến lược vì đây là tiền đồn bít đường tiến vào Biển Đen từ Địa Trung Hải.
Hiện cuộc chiến ở Syria đã đi đến giai đoạn kết thúc nên Nga quan tâm nhiều đến vấn đề tái thiết quốc gia Trung Đông này, nơi đất đai đã bị tàn phá và nhiều thành phố đổ nát. Tuy nhiên, người Nga không đủ tiềm lực về kinh tế để thực hiện mục tiêu này một mình. Nga cần những nước có kinh tế tiềm tàng.
Thủ tướng Đức cùng Tổng thống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp
Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Merkel hồi mùa hè để đề xuất việc Đức giúp tái thiết Syria.
Cuộc xung đột tại Syria ảnh hưởng tới Đức và hầu hết các quốc gia châu Âu. Hàng trăm nghìn người tị nạn Syria đã theo hướng Tây trốn sang châu Âu, đầu tiên qua vùng Balkan và sau đó vượt qua Địa Trung Hải. Trong khi đó, châu Âu vẫn đang còn yếu kém trong việc đương đầu với làn sóng người di cư và nhiều nước không sẵn sàng cung cấp nơi ở cho người tị nạn.
Cuộc khủng hoảng người di cư này đã làm gia tăng các phong trào dân tuý ở châu Âu. Vấn nạn người di cư cũng trở thành chủ đề chính trị hàng ngày ở châu Âu. Điều này thậm chí có thể mang tính đe doạ hơn cả những giá trị cốt lõi của châu Âu. Hơn ai hết, Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan hiểu rất rõ tình trạng này và tận dụng chính điều này cho những mục tiêu riêng.
Bà Merkel hiểu rằng dòng người tị nạn sẽ không dừng lại trừ khi Syria được tái thiết và người dân nước này có thể yên tâm được sống cuộc sống yên bình và có tương lai. Tổng thống Pháp Macron tất nhiên cũng thấu hiểu điều tương tự. Dù hai nước này chưa đồng thuận trong bất cứ thoả thuận nào liên quan đến vấn đề này nhưng thực tế cho thấy họ bắt đầu có bước đi đầu tiên. Ông Macron đã rõ ràng thể hiện mối quan tâm trong cuộc họp thượng đỉnh lần này là về vấn đề người tị nạn.
Hiện cuộc chiến ở Syria đã đi đến giai đoạn kết thúc nên Nga quan tâm nhiều đến vấn đề tái thiết quốc gia Trung Đông này, nơi đất đai đã bị tàn phá và nhiều thành phố đổ nát.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến ở Syria là cả vấn đề lớn. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ngập sâu trong khủng hoảng trong khi đó có tới 3,5 triệu người tị nạn Syria đang ở nước này. Bởi vậy, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần tài chính để giải quyết các thách thức đang bủa vây nền kinh tế và tiền tệ của mình.
Mối lo ngại lớn thứ 2 với Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề Idlib. Hồi tháng 9 ông Erdogan và ông Putin đã ký thoả thuận thiết lập vùng phi quân sự quanh tỉnh Idlib, nơi cuối cùng còn thuộc quyền kiểm soát của khủng bố ở Syria. Khoảng 2 triệu dân Syria cũng vẫn mắc kẹt ở đây. Vậy nên nếu nổ ra một trận chiến lớn ở Idlib, thảm hoạ nhân đạo, mà hơn hết là làn sóng người dân ở đây có thể sẽ chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Vì lẽ đó nên thoả thuận ngăn cuộc chiến ở Idlib giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được lập. Tuy nhiên, không biết thoả thuận này sẽ kéo dài được bao lâu?
Rõ ràng, đến với hội nghị thượng đỉnh 4 bên tháng trước, các nước tham dự đều có những mục tiêu riêng. Tuy nhiên, thật khó tìm được giải pháp nếu như Mỹ, Iran và những người có mặt trong "cuộc chơi" tại Syria thiếu vắng trên bàn tròn đàm phán.
Giải quyết khủng hoảng ở Syria thực sự phức tạp. Có quá nhiều nước liên quan tới cuộc chiến ở mảnh đất Trung Đông này nhưng mục tiêu của các nước lại khác xa nhau, thậm chí "va quệt" nhau nên việc tìm được tiếng nói chung không phải là câu chuyện giản đơn cho bây giờ hay sau này.
Theo nguoiduatin
Chuyên gia Mỹ: Xe tăng của Nga là tốt nhất trong xung đột Trung Đông Theo Sputniknews, giới chuyên gia tới từ tạp chí National Interest của Mỹ nhận định, xe tăng T-90 của Nga hoạt động tốt hơn các phương tiện chiến đấu của Mỹ và Đức trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Xe tăng T-90. (Nguồn: vi.wikipedia.org) Một bài báo của tác giả Sebastien Roblin, một chuyên gia về an ninh và giải quyết...