Đức kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông ở tòa
Thủ tướng Đức gợi ý Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tại tòa án quốc tế và cho rằng việc duy trì các tuyến thương mại mở là điều quan trọng.
Thủ tướng Đức hôm nay bắt tay với người đồng cấp Trung Quốc trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu tại Bắc Kinh hôm nay, bà Merkel cho rằng tranh chấp ở Biển Đông là một “cuộc xung đột nghiêm trọng”.
“Tôi luôn cảm thấy hơi bất ngờ khi trong vụ việc này, các tòa án đa quốc gia không phải là lựa chọn để tìm ra giải pháp”, Reuters dẫn lời thủ tướng Đức nói. “Dẫu vậy, chúng tôi mong rằng các tuyến thương mại trên biển vẫn tự do và an toàn, vì chúng có ý nghĩa quan trọng với tất cả mọi người”.
Bà Merkel hôm nay đến Trung Quốc chỉ vài ngày sau khi Mỹ cử một tàu chiến đi qua ít nhất một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh phản ứng giận dữ, cho biết đã cử tàu theo dõi và cảnh báo tàu Mỹ và triệu đại sứ nước này để phản đối.
Video đang HOT
Đây là chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp các bãi đá trái phép ở Trường Sa cuối năm 2013. Các quan chức cấp cao của hải quân Mỹ và Trung Quốc hôm nay dự kiến tổ chức cuộc họp trực tuyến về căng thẳng Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay nhắc lại tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng tòa án quốc tế xử vụ kiện Biển Đông?
Tin tặc Trung Quốc bị nghi đứng sau những vụ tấn công mạng nhắm vào Tòa trọng tài thường trực tại Hà Lan, nơi phân xử đơn kiện của Philippines phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông.
Tin tặc Trung Quốc bị nghi đánh sập website Tòa trọng tài thường trực ở Hà Lan - Ảnh: Reuters
PCA đã tiến hành phiên tranh tụng kéo dài một tuần từ ngày 7 - 13.7.2015, nhưng Bắc Kinh đã phớt lờ không tham gia, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) ngày 27.10.
Vào ngày 9.7.2015, website của PCA bị đánh sập. Trang tin Bloomberg (Mỹ) hồi tuần rồi cho biết vụ tấn công mạng nhắm vào PCA được tiến hành từ Trung Quốc và website của PCA bị nhiễm phần mềm mã độc (malware), nên bất kỳ ai quan tâm đến phiên phân xử khi vào website này đều có nguy cơ bị dính malware và bị trộm thông tin.
Mặc dù Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối phiên phân xử, nhưng vụ tấn công mạng hồi tháng 7.2015 cho thấy Bắc Kinh luôn "dòm ngó" diễn tiến phiên tranh tụng, theo The Diplomat.
Theo Reuters, dù khẳng định không tham gia phiên phân xử, nhưng Trung Quốc vẫn ngầm vận động hành lang và liên lạc PCA thông qua đại sứ của nước này tại The Hague.
Những nhà báo, nhà ngoại giao, luật sư và các quan chức quan tâm hoặc có liên quan trực tiếp đến phiên phân xử khi vào website của PCA, vô tình khiến máy tính của họ bị nhiễm malware. Từ đó, thông qua malware, các tin tặc Trung Quốc có thể xem lén email, trộm thông tin và nguy hại nhất là sửa những email phản hồi của họ nếu tòa án có đưa ra phán quyết chống lại Trung Quốc.
Ngoài ra, nếu các nhà ngoại giao vào website của PCA, thì máy tính của họ bị nhiễm malware và tin tặc Trung Quốc bí mật xâm nhập email, tài liệu mật trong máy tính của họ để xem phản ứng và những động thái của nước họ liên quan đến Biển Đông.
Trung Quốc tăng cường xây dựng đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông. Trung Quốc cũng đã chiếm bãi cạn Scarborough trên Biển Đông từ tay Philippines vào năm 2012.
Mới đây, Mỹ đã điều tàu khu trục USS Lassen áp sát đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở Trường Sa, nhằm công khai thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Philippines phản đối Trung Quốc xây hải đăng phi pháp ở Trường Sa Bộ Ngoại giao Philippines ngày 19.10 tuyên bố kịch liệt phản đối Trung Quốc xây hai hải đăng phi pháp ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose - Ảnh: AFP "Chúng tôi kịch liệt phản đối việc Trung Quốc xây dựng...