Đức kêu gọi thành lập quân đội EU, ông Trump lạnh giọng…
Quân đội chung là tầm nhìn chiến lược cho tương lai của châu Âu, bà Merkel còn muốn nhiều cái chung hơn nữa
Trong bài phát biểu ngày 13/11 tại Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Merkel đã kêu gọi thành lập quân đội châu Âu. Bà Merkel nhấn mạnh rằng “thời đại mà các nước có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của nước ngoài mà không đặt ra vấn đề gì đã kết thúc”. Thủ tướng Đức khẳng định châu Âu cần có quân đội của riêng mình.
“Chúng ta đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng vài năm qua. Đó là điều tốt và đa số chúng ta ở đây đều ủng hộ. Nhưng, dựa trên những diễn biến của vài năm qua, tôi cho rằng chúng ta nên làm việc với nhau để xây dựng một tầm nhìn về việc một ngày nào đó, cần phải có một quân đội thực sự của châu Âu”, nữ Thủ tướng Đức nói.
Nhiều quan điểm cho rằng quân đội chung châu Âu mâu thuẫn với giá trị tồn tại và hoạt động của NATO, nhưng bà Merkel có quan điểm ngược lại, việc thành lập quân đội châu Âu sẽ là sự bổ trợ cho NATO chứ không phải là để đe dọa sự tồn tại của Liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.
Thủ tướng Đức ủng hộ quan điểm của Tổng thống Pháp
Bà Merkel cũng đưa ra một lộ trình cụ thể, đầu tiên bằng việc lập một Hội đồng an ninh châu Âu hoạt động với cơ chế Chủ tịch luân phiên đồng thời xây dựng một chiến lược xuất khẩu vũ khí chung cho toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các quốc gia sẽ cùng họp bàn để đưa ra một nguồn ngân sách chung cho các hoạt động của quân đội này.
Thủ tướng Đức cũng nhấn mạnh sẽ còn nhiều rào cản để quân đội chung có thể hoạt động một cách linh hoạt, bài bản và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bà Merkel vẫn tin tưởng vào sự khả quan của các kế hoạch này. “Cùng với nhau, chúng ta có thể làm được những điều ấn tượng trong thời gian gần thôi” – nữ Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với Thủ tướng Đức, trong cuộc phỏng vấn sau đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu EC Jean-Claude cho biết quân đội châu Âu nếu được thành lập “sẽ phải liên kết với lực lượng NATO” và sẽ không đối đầu hay cạnh tranh với lực lượng Mỹ. Ông Claude cũng lý giải thêm rằng quân đội chung châu Âu chỉ gia tăng khả năng liên lạc, phối hợp giữa các quốc gia châu Âu mà thôi.
Trước đó, ngày 6/11, Tổng thống Pháp đã khẳng định sở hữu quân đội chung giúp châu Âu có khả năng đề kháng trước những kẻ thù hùng mạnh như Nga, Trung Quốc và thậm chí là cả Mỹ.
Đáng chú ý, hôm 12/11, một trong những “đối thủ” mà quân đội chung châu Âu nhắm tới là Nga, Tổng thống Putin đã bất ngờ khẳng định với truyền thông rằng Moscow ủng hộ ý tưởng thành lập quân đội mà EU đang theo đuổi.
“Họ có một nền kinh tế mạnh, những thị trường rộng lớn. Họ xứng đáng có quân đội của riêng mình. Tôi nghĩ đấy là một tư duy phù hợp” – ông Putin nhận định.
Ngược lại với sự ủng hộ của Nga, Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích trên Twitter cá nhân về quan điểm này. Hôm 9/11, khi vừa bước xuống sân bay ở Paris, ông Trump đã có những dòng tâm trạng gọi ý tưởng của Tổng thống Pháp là thù địch và xúc phạm nghiêm trọng.
Chưa dừng ở đó, hôm 13/11, cùng ngày mà bà Merkel công khai ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Pháp thì ông Trump tiếp tục có những động thái chỉ trích.
“Ông Emmanuel Macron đề xuất tự xây dựng quân đội bảo vệ châu Âu trước Mỹ, Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, phía mà họ phải đối phó trong Thế chiến thứ I và thứ II là Đức. Pháp đang muốn học theo người Đức trước kia. Hãy trả tiền cho NATO hoặc không có gì cả”- ông Trump viết Trên Twitter.
Những động thái cứng rắn này của ông Trump cho thấy mối quan hệ của châu Âu xấu đi nghiêm trọng trong vấn đề thành lập quân đội chung của liên minh này.
Minh Hoàng
Theo baodatviet
Lãnh đạo Đức - Pháp cùng bàn về thành lập quân đội Châu Âu
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi thành lập quân đội Châu Âu thực thụ chỉ vài ngày sau phát biểu tương tự của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Compiegne, Pháp, ngày 10.11. 2018. Ảnh: Reuters
"Chúng ta nên làm việc hướng tới thành lập một quân đội Châu Âu thực thụ" - bà Merkel phát biểu trước Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg.
Quân đội chung EU sẽ cho thế giới thấy chiến tranh giữa các quốc gia Châu Âu hoàn toàn không thể xảy ra, là sự bổ sung tối ưu cho NATO, vậy nên việc tiếp tục "hướng tới thành lập lực lượng này" là điều cần thiết, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh.
"Chúng ta đã gặt hái được thành công lớn trong hợp tác quân sự, điều này là rất tốt và có tính hỗ trợ, nhưng chúng ta phải hành động để hướng đến việc lập ra quân đội toàn Châu Âu vào thời điểm chín muồi" - bà Merkel nói trên kênh N24.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh thêm rằng, "quân đội Châu Âu sẽ chứng minh cho thế giới thấy không thể có chiến tranh giữa các quốc gia EU, và đây cũng không phải là lực lượng chống NATO, mà là sự bổ sung tuyệt vời cho liên minh này, vì chẳng ai nghi ngờ mối quan hệ truyền thống giữa EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương".
Tuyên bố nói trên của Thủ tướng Angela Merkel "đồng thanh tương ứng" với đề xuất của Tổng thống Pháp Emanuel Macron - người tuần trước nói rằng Châu Âu "phải tự bảo vệ mình trước Trung Quốc, Nga, thậm chí cả Mỹ". "Châu Âu không thể tự bảo vệ mình trừ khi chúng ta quyết định thành lập một quân đội Châu Âu thực thụ" - ông Macron nói.
Tuyên bố của ông Macron dường như không ăn ý với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hôm 13.11, ông Donald Trump công kích người đồng cấp Pháp, nói rằng vấn đề của Pháp trong Thế chiến 2 không phải là Mỹ, Nga hay Trung Quốc, mà chính là Đức. "Họ bắt đầu học tiếng Đức ở Paris trước khi Mỹ đến" - ông Donald Trump viết trên Twitter.
Tuy nhiên, ông Macron hoàn toàn không bị khó xử bởi những sự kiện trong quá khứ. Một trăm năm sau khi dứt tiếng súng Thế chiến thứ nhất, hai nhà lãnh đạo của Pháp và Đức nắm tay và tựa đầu vào nhau trong một buổi lễ gây xúc động đánh dấu sự kiện hai bên kí hiệp ước đình chiến.
Cũng trong bài phát biểu tại Strasbourg trước Nghị viện Châu Âu, Thủ tướng Merkel đề xuất thành lập Hội đồng An ninh Châu Âu dựa trên nguyên tắc luân phiên thành viên nhằm đưa ra quyết định quan trọng tại EU.
"Tôi đề nghị thành lập Hội đồng An ninh Châu Âu, các thành viên sẽ làm việc theo nguyên tắc luân phiên và nhanh chóng đưa ra những quyết sách quan trọng", bà Merkel nói.
Thủ tướng Đức nói thêm rằng "chỉ một Châu Âu thực sự đoàn kết mới đủ mạnh mẽ để được lắng nghe trên vũ đài thế giới" và kêu gọi "tìm đến giải pháp chung ở những lĩnh vực mà hiệp ước cho phép".
Theo bà Merkel, để trở nên độc lập hơn và "tự mình nắm giữ số phận, EU cần tồn tại như một cộng đồng gắn kết".
Kể từ Thế chiến thứ hai, Pháp và Đức đã thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn ở Châu Âu và Liên minh Châu Âu đã trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới.
Theo Laodong
Tổng thống Putin nói gì trước đề xuất thành lập quân đội riêng châu Âu của Pháp? Tống thống Putin cho rằng, đề xuất thành lập một lực lượng quân đội châu Âu riêng biệt của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron mang đến tín hiệu tích cực cho thế giới đa cực. "Châu Âu là một liên minh kinh tế mạnh mẽ, việc họ muốn độc lập và tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là...