Đức kêu gọi EU chống lại chiêu bài “chia để trị” của Trung Quốc
EU sẽ “không còn làm ăn bình thường” với Trung Quốc và cần chống lại chiêu bài “chia để trị” của Bắc Kinh hiện nay, Bộ trưởng Đức khẳng định.
Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth đã cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ “không còn làm ăn bình thường” nữa sau khi Bắc Kinh có các động thái chính trị ngày càng quyết đoán với Hong Kong, đồng thời hối thúc các nước châu Âu không nên “e sợ khi đối đầu” với Trung Quốc.
Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth. Ảnh: DPA
Trong một tài liệu đánh giá quan trọng về các động thái gần đây của Trung Quốc, ông Michael Roth cho biết, Berlin sẽ coi việc thúc đẩy khả năng của 27 nước thành viên nhằm chống lại chiêu bài “chia để trị” của Bắc Kinh là mục tiêu ưu tiên trong năm nay.
Ông Roth, quan chức cấp cao thứ hai trong văn phòng đối ngoại liên bang Đức, đã đặt câu hỏi về sự phụ thuộc của các nước châu Âu vào Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc, đồng thời nói rằng những quốc gia này nên cân nhắc “đầu tiên và trước nhất” đến các nhà cung cấp thiết bị di động 5G từ châu Âu.
Quan chức cấp cao Đức cũng gọi Trung Quốc là kẻ thù có hệ thống, thách thức “nền tảng giá trị” của châu Âu.
Nhà ngoại giao Đức nhận định các nước EU “không được e sợ việc đối đầu với Trung Quốc khi “đụng chạm” đến những vấn đề khó khăn như nhân quyền, an ninh và công nghệ. Trong các cuộc trao đổi trực tiếp của chúng ta với Bắc Kinh, chúng ta có thể và phải xác định rõ những lợi ích của mình, cũng như thúc đẩy sự hơp tác mạnh mẽ nhằm giải quyết các vấn đề chung”.
EU ngày càng phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc sau khi chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch trong giai đoạn đầu của Covid-19, đại dịch hiện đã khiến hơn 200.000 người thiệt mạng ở châu Âu.
Trong khi Thủ tướng Angela Merkel và các quan chức khác trong đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đối mặt với chỉ trích vì lập trường mềm mỏng với Trung Quốc thì đối tác liên minh nhỏ hơn, Đảng Dân chủ Xã hội với Ngoại trưởng Heiko Maas và Bộ trưởng Roth là thành viên lại có quan điểm cứng rắn hơn.
Video đang HOT
Tại Thụy Sĩ – một quốc gia không phải là thành viên EU, Ngoại trưởng nước này Ignazio Cassis cũng gửi đi thông điệp với các nhà lãnh đạo ngày càng quyết đoán hơn với Trung Quốc.
“Chúng ta đang chứng kiến Trung Quốc ngày càng trượt khỏi đường lối cởi mở. Nếu Trung Quốc tiếp tục chiến lược mới này, phương Tây sẽ hành động quyết đoán hơn”.
Rạn nứt với Mỹ, Đức hướng về Trung Quốc
Ngay sau khi Đức đồng ý tung 10 tỷ USD cứu Lufthansa tháng trước, hãng hàng không này thông báo nối lại đường bay Frankfurt - Thượng Hải.
Dù ngẫu nhiên hay có tính toán, động thái mới của hãng hàng không Lufthansa đã cho thấy Đức ưu tiên khôi phục các liên kết thương mại với Trung Quốc, vốn bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh Đức phải đánh giá lại mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ vì căng thẳng leo thang về an ninh và thương mại, giới lãnh đạo Đức nhận thấy cần phải thắt chặt hợp tác với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đức.
Khi nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh, liên tục chỉ trích Bắc Kinh vì thiếu minh bạch về nguồn gốc nCoV và gần đây là động thái áp luật an ninh mới ở Hong Kong, chính phủ Đức phản ứng rất thận trọng.
Thủ tướng Angela Merkel phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2/2019. Ảnh: Politico.
Trong cuộc họp báo tuần trước, khi được hỏi liệu có ủng hộ lệnh trừng phạt mà Mỹ xem xét nhắm vào Trung Quốc, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trả lời kiểu né tránh. "Mối quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng", bà Merkel nhấn mạnh và thêm rằng "nó quan trọng về mặt chiến lược".
Thực tế, Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu rất quan trọng đối với hàng hóa Đức, đặc biệt là ô tô và máy móc. Kể từ khi Merkel trở thành Thủ tướng Đức năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần, lên mức hơn 100 tỷ USD vào năm ngoái. Dù một số nhà kinh tế tranh luận rằng nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa Đức đang giảm do nền kinh tế ngày càng phát triển, quốc gia châu Á này vẫn được xem là "trụ cột" trong chiến lược kinh tế và động lực tăng trưởng chính của Berlin.
Khi nhu cầu hàng hóa từ Mỹ giảm sút sau khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, Đức đã dựa vào Trung Quốc, quốc gia hầu như không bị ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn loạn khi đó, để phục hồi nền kinh tế. Hợp tác thương mại giữa hai nước hầu như không bị gián đoạn cho tới khi Covid-19 xuất hiện.
Maththew Karnitschnig, biên tập viên của Politico, cho rằng lịch sử hợp tác này luôn là điều Merkel nghĩ tới khi bà tìm cách bảo vệ nền kinh tế Đức giữa Covid-19, được dự đoán sẽ giảm 6,3% trong năm nay.
Dù Trung Quốc cũng đang đối phó với suy thoái kinh tế do đại dịch, các nhà xuất khẩu của Đức vẫn tìm thấy nhiều dấu hiệu đáng hy vọng. Trong tháng 6, doanh thu ô tô ở Trung Quốc đã tăng 11%, tháng tăng thứ 3 liên tiếp sau nhiều tháng sụt giảm.
Trong khi Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức, tiếp tục vật lộn với cuộc chiến chống Covid-19, Trung Quốc đang từng bước đưa nền kinh tế hoạt động trở lại.
Việc bà Merkel chần chừ phản ứng với luật an ninh Hong Kong vừa được Trung Quốc ban hành có vẻ mâu thuẫn với hình ảnh lãnh đạo lấy tiêu chí đạo đức làm kim chỉ nam hành động của Merkel, danh tiếng mà bà có được sau khi quyết định tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn trong cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.
Tuy nhiên, Karnitschnig cho rằng phản ứng hiện tại của bà Merkel hoàn toàn phù hợp với cách bà duy trì quan hệ với Trung Quốc trong 15 năm qua: bày tỏ quan ngại về nhân quyền và cam kết tiếp tục "đối thoại", đồng thời thắt chặt thêm mối quan hệ thương mại.
Trong quan hệ với Trung Quốc, dù là vấn đề Tây Tạng hay người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bà Merkel luôn đặt kinh tế lên hàng đầu, theo Karnitschnig.
Các ưu tiên của Berlin đối với Trung Quốc cũng tác động sâu sắc đến cách tiếp cận của Liên minh châu Âu (EU). Dù Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, bà cũng cẩn thận để không "chệch hướng" lập trường của Berlin.
"Tương lai của thế giới không thể định hình nếu thiếu đi mối quan hệ gắn bó giữa EU - Trung Quốc", bà nói trong hội nghị trực tuyến với lãnh đạo Trung Quốc tháng trước.
Đức chiếm khoảng 1/3 giá trị thương mại của Trung Quốc với EU, nhưng Bắc Kinh cũng đã mở rộng mối quan hệ với nhiều nền kinh tế khác, từ Pháp đến Italy. Những chỉ trích gần đây đối với Trung Quốc về vấn đề Hong Kong và Covid-19 khó có thể ngăn cản Bắc Kinh thúc đẩy mối quan hệ với EU.
"Mục tiêu thực sự của Trung Quốc hiện giờ dường như là đảm bảo có đủ quan chức nắm các vị trí quan trọng ở Brussels cũng như ở các quốc gia thành viên EU sẵn sàng đánh đổi các giá trị của châu Âu để duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh", Michito Tsuruoka, phó giáo sư Đại học Keio, Nhật Bản, viết trong một bài phân tích mới đây trên Diplomat.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị G20 ở Hamburg, Đức, hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.
Chính sách với Trung Quốc của Đức dường như không gặp khó khăn. Dù một số chính trị gia nổi tiếng, gồm Norbert Rttgen, người hy vọng sẽ kế nhiệm bà Merkel, phản đối lập trường hiện tại về Trung Quốc, giới doanh nghiệp của Đức lại ủng hộ bà.
Rào cản lớn nhất về Trung Quốc đối với Đức và bản thân bà Merkel lại xuất phát từ Washington. Dù nhiều người ở Berlin đang chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 và hy vọng Donald Trump thất cử, chính sách về Trung Quốc của Mỹ vào năm tới khó có thể đảo chiều. Thậm chí, nhiều người phe Dân chủ đã hết sức tán thành cách tiếp cận cứng rắn của Trump đối với Bắc Kinh về vấn đề thương mại và nhân quyền.
Ngoài ra, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa còn tìm được tiếng nói chung về việc liệu "cấm cửa" tập đoàn Huawei tham gia xây dựng mạng 5G ở Mỹ và các nước đồng minh do lo ngại về an ninh. Chính quyền Trump đe dọa sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Đức và nhiều đồng minh nếu họ "bắt tay" với Huawei. Cho đến nay, Thủ tướng Merkel vẫn tránh né vấn đề này và cho rằng các công ty không nên bị cấm cửa hoàn toàn, dù cần có thêm các tiêu chuẩn an ninh cao hơn cho các công ty liên quan tới 5G.
Ưu tiên chính của Merkel với Trung Quốc là đưa thỏa thuận thương mại đã lên kế hoạch với châu Âu trở lại đúng hướng. Mục đích của "thỏa thuận đầu tư" này là cải thiện điều kiện kinh doanh cho nhiều công ty châu Âu ở Trung Quốc, điều được xem sẽ mang lợi cho nhiều doanh nghiệp Đức từng nhiều lần phàn nàn về các hành vi chống cạnh tranh và vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ ở quốc gia châu Á này.
Covid-19 đã buộc Merkel phải hoãn hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc, dự định tổ chức vào tháng 9, khi Đức giữ chức chủ tịch EU. Tuy nhiên, lãnh đạo Đức chia sẻ bà muốn sắp xếp lại kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh càng sớm càng tốt.
"Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về mọi mặt. Hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh sẽ mang lại lợi ích tối đa cho EU", bà Merkel nói tuần trước.
Mỹ có thể rút tới 15.000 quân khỏi Đức Nhà Trắng đã thông báo cho quốc hội Mỹ kế hoạch rút 5.000-15.000 lính khỏi Đức vào mùa thu năm nay, theo tiết lộ của báo Đức. Tờ Spiegel của Đức ngày 5/6 dẫn nguồn tin cho biết Nhà Trắng đã thông báo cho quốc hội Mỹ kế hoạch rút 5.000-15.000 lính trong số 34.500 quân đồn trú tại quốc gia châu Âu....