Đức kêu gọi đảm bảo không để xung đột lan rộng ở châu Âu
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tối 24/2 đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia sau cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine, trong đó nhấn mạnh phương Tây sẽ phải đảm bảo để xung đột không lan rộng ở châu Âu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Moskva, Nga ngày 15/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Scholz đánh giá tình hình hiện nay rất nghiêm trọng, cảnh báo Nga không nên nhắm tới các nước khác sau hành động quân sự ở Ukraine. Ông Scholz nhấn mạnh rằng các đối tác liên minh phương Tây nhất trí ngăn chặn điều này bằng tất cả công cụ sẵn có, đồng thời cho rằng Moskva không nên đánh giá thấp sự quyết tâm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) trong việc bảo vệ các thành viên, vốn sẽ được áp dụng vô điều kiện với các đối tác NATO ở Baltic, Ba Lan, Romania, Bulgaria và Slovakia.
Ông khẳng định, nhiệm vụ lúc này là đảm bảo để xung đột không lan sang các nước châu Âu khác, trong đó NATO sẽ hành động kiên quyết và thống nhất. Nhà lãnh đạo Đức kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt hành động quân sự ở Ukraine và rút quân khỏi nước này, khẳng định các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt sẽ “giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Nga”.
Video đang HOT
Trước đó, các nhà lãnh đạo nhóm G-7 đã tiến hành cuộc thảo luận trực tuyến và ra tuyên bố khẳng định G-7 sẽ làm tất cả những gì cần thiết để “bảo vệ sự toàn vẹn của trật tự quốc tế dựa trên quy tắc”.
Liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schrder bày tỏ ủng hộ các biện pháp trừng phạt, song kêu gọi duy trì các kênh liên lạc với Nga. Theo ông Schrder, Nga có trách nhiệm chấm dứt càng sớm càng tốt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Ông cho rằng đã có những sai lầm từ cả hai bên trong mối quan hệ giữa phương Tây và Nga, song lợi ích an ninh không thể biện minh cho việc sử dụng công cụ quân sự.
Trong bài viết đăng trên mạng xã hội Linkedin, ông Schrder cũng kêu gọi không chấm dứt hoàn toàn quan hệ với Nga. Ông nêu rõ, với tầm nhìn về tương lai, các biện pháp trừng phạt cần thận trọng để không cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ chính trị, kinh tế và xã hội dân sự còn lại giữa châu Âu và Nga. Ông kêu gọi nối lại đối thoại về hòa bình và an ninh trên lục địa châu Âu – cơ sở cho hy vọng bất chấp tình hình căng thẳng hiện nay.
Trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ gây thiệt hại nặng nề đối với Moskva, song cũng sẽ có hậu quả đối với Đức, đồng thời cho rằng các chế tài trừng phạt được thiết lập cũng nhằm mở lại cơ hội ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Trong các phát biểu trước đó, các nhà lãnh đạo Đức tuyên bố sẽ củng cố sườn phía Đông NATO, trong đó quân đội liên bang Đức sẽ triển khai thêm 3 máy bay tiêm kích Eurofighter tới Romania, ngoài 3 máy bay hiện đã có mặt tại nước này, làm nhiệm vụ giám sát không phận, với sứ mệnh được triển khai trước mắt tới cuối tháng 3/2022.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht, Berlin sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các đề nghị của NATO. Bà cũng cho rằng không bao giờ là quá muộn để đối thoại với Nga. Bộ Quốc phòng Đức ngày 24/2 cũng đã kích hoạt các biện pháp báo động toàn quốc đối với quân đội liên bang, chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng chuyển quân của Lực lượng Phản ứng NATO (NRF). NRF hiện có tổng cộng 50.000 binh sĩ, trong đó 13.700 người thuộc quân đội Đức.
Phản ứng trước các đe dọa trừng phạt của phương Tây, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva sẽ có phản ứng “cứng rắn” đối với các lệnh trừng phạt của EU. Theo Bộ Ngoại giao Nga, các biện pháp “không thân thiện” của EU sẽ không ngăn cản được Moscow, khẳng định rằng, theo “nguyên tắc đối đẳng” của luật pháp quốc tế, Nga sẽ “thực hiện các biện pháp đáp trả cứng rắn”.
Châu Âu cấm các chuyến bay dân sự qua không phận Ukraine
Ngày 24/2, Cơ quan Hàng không dân sự Italy (ENAC) cho biết giới chức Liên minh châu Âu (EU) đã ra lệnh cấm các chuyến bay dân sự qua không phận Ukraine và các khu vực lân cận.
Máy bay cất cánh từ sân bay ở thủ đô Kiev, Ukraine. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Thông báo của ENAC cho biết quyết định trên được thực hiện từ đầu từ ngày 24/2, với lý do đảm bảo an toàn bay.
Trước đó, cùng ngày, cơ quan chức năng Ukraine thông báo hạn chế các chuyến bay dân sự trong không phận nước này nhằm tránh các "nguy cơ tiềm ẩn". Việc đóng cửa không phận trên thực tế đã có hiệu lực lúc 1h56 giờ địa phương ngày 24/2 và dự kiến kéo dài đến 23h59 cùng ngày.
Châu Âu cảnh báo các hãng hàng không tránh bay qua hoặc gần Ukraine Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt tại Donbass, nhiều nước cảnh báo các hãng hàng không tránh bay qua không phận gần khu vực. Theo hãng tin Reuters ngày 24/2, Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA) cảnh báo các hãng hàng không tránh bay qua Ukraine và "thận...