Đức hối thúc Chính phủ Anh hạn chế số CĐV dự khán tại sân Wembley
Bộ trưởng Nội vụ LB Đức Horst Seehofer đã hối thúc Chính phủ Anh giảm số cổ động viên (CĐV) được phép vào sân vận động Wembley ở thủ đô London để dự khán các trận đấu tại Vòng chung kết EURO 2020 do lo ngại sự lây lan biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Các cổ động viên kéo đến sân vận động Wembley để cổ vũ cho hai đội tuyển Anh và Coatia. Ảnh: Đình Thư/TTXVN
Phát biểu trên báo Toàn cảnh Augsburg của Đức ngày 29/6, Bộ trưởng Seehofer nhấn mạnh: “Tôi cho rằng việc để hàng chục nghìn người tụ tập gần nhau sẽ là vô trách nhiệm ở những nước mà biến thể Delta vốn có tính lây nhiễm cao đang hoành hành”.
Lời kêu gọi trên được đưa ra chỉ vài giờ trước cuộc đối đầu trong khuôn khổ vòng 1/8 giữa đội tuyển Anh và đối thủ nhiều duyên nợ Đức trên sân vận động Wembley. UEFA và giới chức Anh cho biết sẽ có khoảng 45.000 CĐV được phép dự khán trận đấu, tương đương 50% sức chứa của sân vận động này.
Ở các trận Bán kết và Chung kết tiếp theo trên sân Wembley, số người tham dự sẽ được tăng lên 75%, tương đương trên 60.000 CĐV và đây cũng sẽ là sự kiện có lượng khán giả lớn nhất tại một sự kiện thể thao ở Anh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Video đang HOT
Tại Đức, sân vận động Allianz Arena ở Munich cũng là một trong các sân đấu tại EURO 2020, song giới chức Đức chỉ cho phép 20% số khán giả vào sân, tương đương khoảng 14.000 CĐV. Bộ trưởng Seehofer cho rằng mức trần 20% nên được sử dụng làm chuẩn cho các địa điểm tổ chức các trận đấu ở EURO 2020.
Phát biểu của Bộ trưởng Đức được đưa ra trong bối cảnh nước Anh đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng đáng kể các trường hợp nhiễm biến thể Delta. Đức cũng đã đưa Anh vào danh sách các nước/khu vực có nguy cơ cao với biển thể virus SARS-CoV-2, điều này đồng nghĩa với việc chỉ có công dân Đức hoặc người thường trú ở Đức mới được nhập cảnh từ Anh, ngoại trừ một số ít ngoại lệ.
Ngoài ra, tất cả các trường hợp nhập cảnh từ Anh, kể cả những người đã được tiêm đủ, phải cách ly 14 ngày tại Đức. Các quy định nghiêm ngặt được áp dụng ở cả Anh và Đức khiến CĐV Đức nản lòng khi muốn tới Anh cổ vũ cho Die Mannschaft. Theo thông tin từ London, sẽ chỉ có khoảng 2.000 CĐV Đức đang ở Anh tới sân cổ vũ cho “Cỗ xe tăng” trong trận knock-out này.
Trong vài ngày qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel liên tục bày tỏ quan ngại rằng VCK EURO 2020 có thể khiến biến thể Delta lây lan mạnh ở châu Âu. Bà cũng chỉ trích việc thiếu sự phối hợp ở cấp châu Âu trong việc hạn chế người nhập cảnh từ các khu vực rủi ro. Tại Đức, biến thể Delta được cho đang chiếm tới khoảng 50% số ca nhiễm mới.
Vợ cựu bộ trưởng Anh vẫn đeo nhẫn cưới sau lùm xùm chồng ngoại tình
Martha Hancock, vợ cựu bộ trưởng Anh Matt Hancock, đeo nhẫn cưới và gượng cười với phóng viên sau khi chồng từ chức vì bê bối hôn nữ trợ lý.
Martha Hancock, 44 tuổi, sáng 27/6 xuất hiện bên ngoài nhà riêng của hai vợ chồng ở phía bắc London để đi dạo cùng con trai và chó cưng, một ngày sau khi chồng bà nộp đơn xin từ chức Bộ trưởng Y tế Anh.
Martha vẫn đeo nhẫn cưới và gượng cười sau khi người chồng gắn bó 15 năm của bà "ngã ngựa" vì bê bối ôm hôn nữ trợ lý Gina Coladangelo trong văn phòng riêng hồi tháng 5, vi phạm quy định phòng dịch của chính phủ Anh.
Theo truyền thông Anh, Martha vẫn hạnh phúc và không hề hay biết về mối quan hệ ngoài luồng của chồng mình cho tới tối 24/6. Cựu bộ trưởng Anh khi đó được cho là đã chủ động kể hết sự tình với vợ khi biết chắc đoạn video ông ôm hôn Coladangelo sẽ xuất hiện đầy mặt báo vào ngày hôm sau.
Martha Hancock, vợ cựu bộ trưởng Anh Matt Hancock, vẫn đeo nhẫn cưới khi xuất hiện bên ngoài nhà riêng ở London, Anh, hôm 27/6. Ảnh: Daily Mail.
Video quay lén này được ghi vào ngày 6/5, khi Anh áp lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 và khuyến cáo mọi người tránh tiếp xúc, giữ khoảng cách hai mét. Điều này khiến cựu bộ trưởng Hancock không chỉ đối mặt nghi vấn ngoại tình mà còn đối mặt cáo buộc vi phạm quy tắc phòng chống dịch.
Sau khi xin lỗi vì để người dân "thất vọng" cũng như mong muốn có sự "riêng tư cho gia đình", Hancock 26/6 nộp đơn xin từ chức. Bạn bè của cựu bộ trưởng y tế cho rằng ông đã bị "gài bẫy" và không biết rằng một camera quay lén đã được giấu trong máy dò khói trong phòng làm việc.
Bộ trưởng Bắc Ireland Brandon Lewis cho biết chính phủ Anh sẽ điều tra hành vi gắn camera quay lén trong phòng làm việc của Hancock và việc tuồn video cho truyền thông nước này.
Sau bê bối của cựu bộ trưởng y tế, Công đảng đối lập còn thúc giục chính phủ Anh điều tra việc Hancock bổ nhiệm Coladangelo làm trợ lý hồi tháng 3/2020. Coladangelo từng là bạn học của Hancok tại Đại học Oxford.
Cựu bộ trưởng Hancock đã chung sống với vợ suốt 15 năm và có với nhau ba người con. Nữ trợ lý Coladangelo, 43 tuổi, cũng đã lập gia đình với nhà sáng lập hãng thời trang Oliver Bonas.
Biến chủng từ Ấn Độ dễ lây hơn chủng Anh 60% Giới chức Anh cho biết chủng Delta, phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, nguy cơ lây truyền trong hộ gia đình cao hơn 60% so với chủng Alpha được phát hiện lần đầu ở Anh. Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) ngày 11/6 công bố báo cáo cho biết biến chủng Delta, được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ,...