Đức: Học ròng rã gần 4 thập kỷ mới tốt nghiệp
Sau 39 năm học tập, ông Werner Kahmann – một kỹ sư người Đức, mới có thể tốt nghiệp và cầm trên tay tấm bằng đại học.
Kỹ sư Werner Kahmann sống tại vùng bắc sông Rhine-Westphalia, bắt đầu trở thành sinh viên Trường Đại học Cologne, chuyên ngành khoa học ứng dụng vào năm 1973.
Trải qua 63 học kỳ và 68 kỳ thi căng thẳng trên giảng đường đại học, đầu năm 2012, nam sinh đầy nghị lực này đã có trong tay tấm bằng tốt nghiệp.
Giải thích về quãng thời gian học đại học đáng nể của mình, ông Werner Kahmann cho biết một trong những lý do là ông sống ở Siegburg để được gần bạn gái, đội bóng đá và đội bowling nên hằng ngày, ông phải dùng phương tiện công cộng đến trường, thay vì chuyển hẳn tới Cologne để thuận tiện cho việc học.
Bên cạnh đó, trong quá trình học tập đầy gian nan của mình, nam sinh 61 tuổi này còn phải bảo lưu tới 3 lần. Lần đầu tiên do ông bị gãy chân khi chơi bóng đá. Lần thứ hai vào năm 1984, con gái ra đời nên ông phải tạm nghỉ học để làm việc cũng như chăm sóc đứa trẻ. Lần thứ 3 gián đoạn khi nhà trường bắt đầu thu học phí của sinh viên năm 2004.
Video đang HOT
Ông Werner Kahmann hãnh diện khoe bằng tốt nghiệp. Ảnh: Express.de
Năm 2011, khi hệ thống học phí thay đổi, Kahmann khăn gói quay trở lại trường học, tiếp tục “dùi mài kinh sử”. Chỉ một năm sau đó, ông nhận được bằng tốt nghiệp cho dù trường không tổ chức khóa học này nữa.
Dù mất tới gần 4 thập kỷ học đại học nhưng ông Kahmann đã bắt đầu công việc của một kỹ sư và nhà thiết kế tự do từ năm 1978.
Ông Kahmann cũng tỏ ra hơi tiếc nuối khi không còn được làm sinh viên. Ông nói: “Cũng có những bất lợi khi được tốt nghiệp. Hai trong những bất lợi đó là phải trả tiền khi đi các phương tiện giao thông công cộng và không còn được mua vé ưu đãi khi tới sở thú”.
“Con gái tôi 27 tuổi và đã có một công việc tuyệt vời nhưng con bé nói rằng muốn được học lên cũng như nghiên cứu nhiều hơn nữa. Tôi nói với con bé rằng nếu quyết định đi học thì phải theo tới cùng” – ông Kahmann cho biết.
Theo người lao động
Cụ ông nhận bằng tốt nghiệp sau 40 năm nhập trường
Sau 40 năm nhập trường, cuối cùng Werner Kahmann, "nam sinh" Đức 61 tuổi cuối cùng cũng nhận được tấm bằng đại học năm nay.
Ông Kahmann tự hào khoe tấm bằng đại học sau 40 năm nhập trường. Ảnh: Express
Ông Kahmann, đến từ vùng bắc sông Rhine-Westphalia, Đức, bắt đầu theo học Đại học Cologne, chuyên ngành Khoa học Ứng dụng năm 1973. Nhưng phải mãi đến đầu năm nay, ông mới cầm được bằng tốt nghiệp. Trong khi hầu hết các sinh viên Đức chỉ cần vài năm để học xong đại học, Kahmann phải mất tới gần 40 năm, vì ông đã bảo lưu rồi lại nhập học ba lần trong suốt quá trình.
"Thật tuyệt khi cuối cùng tôi cũng có thể học xong", ông nói, sau khi trải qua tổng cộng 68 kỳ thi suốt sự nghiệp học đại học. "Nếu chuyển đến Cologne, tôi đã có thể hoàn thành việc học sớm", Kahmann cho hay. Nhưng người cha 61 tuổi này lại quyết định sống ở Siegburg, một thị trấn gần đó, nơi có bạn gái, đội bóng đá và bowling của ông, khiến Kahmann hàng ngày phải dùng phương tiện công cộng đi học.
Lần đầu Kahmann bảo lưu là khi ông bị gãy chân khi đang chơi bóng đá. Lần thứ hai, năm 1984, con gái ông chào đời, vì vậy ông phải ở nhà chăm con. "Và năm 2004, khi sinh viên bắt đầu phải đóng học phí, tôi lại bảo lưu", The Local dẫn lời ông nói.
Năm 2011, khi hệ thống học phí thay đổi, Kahmann quay trở lại trường học, "dùi mài kinh sử" một lần nữa. Chỉ một năm sau đó, ông nhận được bằng tốt nghiệp, dù trường đại học không tổ chức khóa học này nữa.
"Sẽ có những bất lợi khi không còn là sinh viên", ông nói. "Phải trả tiền khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng và không được giảm giá vé vào sở thú" là hai trong số đó.
Dù mất nhiều thời gian để tốt nghiệp, ông Kahmann đã bắt đầu làm việc từ năm 1978 với vai trò là một kỹ sư và nhà thiết kế tự do. "Con gái tôi mới đây nói rằng nó, 27 tuổi, dù đã có một công việc tuyệt vời, vẫn muốn đi học", ông kể. "Tôi chỉ nói với nó rằng nếu đã học thì phải theo cho tới cùng".
Theo VNE
'Cử nhân thực hành' - lấp đầy ước mơ ĐH dang dở Các thí sinh chưa may mắn trong kỳ thi đại học vẫn hoàn toàn có thể vừa thực hiện được ước mơ chính đáng này của mình vừa đảm bảo sẽ có được một công việc phù hợp ngay từ trước khi nhận bằng đại học. Sau quãng đường 12 năm dùi mài kinh sử, đại học luôn là đích ngắm tiếp theo...