Đức Hải: ‘Ở khách sạn 5 sao ngủ không ngon vì thiếu mùi con’
Tự nhận mình không phải ông bố hay người chồng hoàn hảo nhưng khi hỏi chuyện vợ con, Hùng Long của series “Cô gái xấu xí” như hào hứng, vui vẻ hơn hẳn.
Đức Hải hẹn gặp người viết trong một lần ra Hà Nội công tác dịp cuối năm. Anh mặc chiếc áo khoác kiểu lính khá “ngầu” và luôn bận rộn với hai chiếc điện thoại. Đức Hải nói nhanh và… nhiều nhưng hình như câu nào cũng trĩu nặng những tâm sự, suy nghĩ cho gia đình, con cái và cả các giấc mơ…
NSƯT Đức Hải và Hoa hậu Lan Khuê trong một sự kiện gần đây. Ảnh: FBNV
Từng bị đánh vì làm phù thủy ác
Những năm 1995-2000, khi còn làm ở Nhà hát Tuổi Trẻ, tôi thường làm những chương trình thiếu nhi. Khi đó, ít người làm chương trình cho con nít lắm. Tôi chẳng có kinh nghiệm gì nhiều, ngoài bài thi tốt nghiệp ở Nga có liên quan tới nhân vật Doraemon. Những ngày ấy làm cho trẻ em, thù lao thấp lắm, chỉ được khoảng 700-800 ngàn/chương trình trong khi, làm một chương trình người lớn được tới 7-8 triệu đồng. Nhưng cũng vì làm chương trình cho thiếu nhi mấy năm ròng, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ trẻ em cần gì, muốn gì…
Rồi tôi quyết định thành lập một nhóm riêng cùng Ngọc Bích, Minh Vượng và Minh Hòa để khai thác các chương trình từ truyện cổ Grim. Tôi nhớ như in lần diễn ở trường thể thao 10/10, phù thủy là tôi chỉ nói mỗi một câu: “Có thích đánh nhau với ta không?”. Thế mà các em nhỏ đã ùa lên sân khấu để đánh phù thủy. Nhiều em học võ còn song phi rồi lao vào đấm đá, xé váy áo của tôi. Chị Minh Vượng trong vai vua cha còn phải “xin” thay tôi: “Các em ơi, đây là diễn kịch. Hãy tha cho phù thủy đi”.
Sau thành công bước đầu đó, tôi bắt đầu làm cho Liên đoàn Xiếc Việt Nam những vở như Thạch Sanh, Lợn con biết bay… Tôi cũng không thể ngờ có những đoàn học sinh từ Sơn La, Lai Châu thuê xe về Hà Nội để xem vở diễn của mình.
Ước mơ có một nhà hát dành riêng cho thiếu nhi
Sinh con rồi, tôi càng khao khát được diễn cho thiếu nhi. Khi con 5 tuổi, tôi dần ý thức việc phải xây dựng một sân khấu chuyên nghiệp, quy củ cho các em nhỏ. Đấy cũng là lúc tôi nhận ra khắp 63 tỉnh thành của mình, không đâu có nhà hát nhi đồng. Những nước như Trung Quốc, Nhật Bản… hầu như thành phố nào cũng có nhà hát nhi đồng. Riêng Tokyo có tới 7 nhà hát, cả của nhà nước và tư nhân. Tôi càng quyết tâm hơn sau lần tham dự hội thảo thanh thiếu nhi thế giới và nhận thấy chúng ta đang bỏ ngỏ một thị trường và rất có lỗi với thế hệ con em.
Nghiên cứu thực tế, tôi cần có một rạp hát với đủ những điều kiện cơ bản như lối thoát hiểm, nhà vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, ghế ngồi, hệ thống âm thanh, ánh sáng… phù hợp cùng trẻ nhỏ. Tôi bắt đầu kêu gọi đầu tư nhưng không nhiều người mặn mà vì chưa ai biết nó mang lại lợi nhuận kinh tế như thế nào? Cuối cùng tôi quyết định dốc tiền của mua một miếng đất ngay gần đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) và lên phương án xây dựng với khoảng 170-200 chỗ ngồi. Nhưng khi lên dự toán thì có nhà thầu báo 11 tỷ, nơi khác ít hơn cũng là 9 tỷ. Những con số này đều vượt quá khả năng tài chính của tôi.
Các sân khấu kịch ở TP HCM nay “èo uột”, khó sống hơn những năm trước. Điều là sự thật! Trước đây, Sài Gòn có tới hàng chục sân khấu lớn nhỏ nhưng giờ chỉ còn 3-4 nơi hoạt động. Nhưng sân chơi của tôi là một thị trường hoàn toàn khác và đang khủng hoảng thiếu nên tôi không lo chuyện vắng người xem. Nếu tôi xây được nhà hát kia, đó là tài sản của tôi và ít nhất, sáng thức dậy, không cần lo việc kiếm tiền triệu cho việc thuê nhà. Lúc đó, tôi chỉ cần làm tốt mặt chuyên môn để tiếp thị với các nhãn hàng dành cho trẻ em.
Tôi có một quy tắc sống riêng là chi phí sinh hoạt của gia đình, một tháng mấy chục triệu đó, là phải để riêng. Còn dư dả đồng nào, tôi đều cất đi để dành, thế mới có khoản để mua miếng đất ở Tân Bình chứ. Tôi tin, để dựng một nhà hát nhi đồng như ước mơ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Video đang HOT
Đức Hải và bốn con trong một kỳ nghỉ của cả gia đình gần đây.
Chẳng tiếc tiền để con có những ký ức tuổi thơ đẹp
Cách đây không lâu, Disney Live tới Việt Nam và thu hút sự chú ý của nhiều gia đình Việt. Tôi từng xem chương trình này ở nhiều nước trên thế giới và thấy rất thú vị, hấp dẫn. Khi chương trình này tới Việt Nam, tôi nghĩ các ông bố bà mẹ nên chắt bóp để cho con cho cháu có cơ hội thưởng thức. Đáng tiếc lần đó, tôi có hợp đồng đi diễn ở tỉnh nên không thể đưa các nhóc tới xem. Chi phí 10-12 triệu để cả nhà đi xem một chương trình như thế này không phải là đắt. Với trẻ 1-2 tuổi xem thì đúng là phí tiền nhưng với bé 8-9 tuổi thì chúng đã biết xem và cảm nhận. Được xem những chương trình lớn như thế, chúng sẽ có thêm nhiều kỷ niệm đẹp cho tuổi thơ.
Tôi vẫn nhớ mình đến với sân khấu cũng từ những ký ức tuổi thơ như vậy. Hồi học lớp 5, lần đầu tiên tôi được bước chân vào rạp Công Nhân và thấy choáng váng vì “nhà” gì mà to đẹp, cả “nhà” không có một cái cột trụ nào, đèn điện sáng choang… Khi đó, tôi vẫn sống trong căn nhà bé xíu như hộp diêm ở Hàng Chuối. Và nhà ai lúc đó cũng vậy thôi. Lần đầu nhìn lên sân khấu, tôi choáng ngợp bởi cái gì cũng lung linh, tươi đẹp. Tới giờ, tôi vẫn nhớ những ký ức đẹp đó.
Cả 4 nhóc nhà tôi đều từng đi diễn; thậm chí, có đứa còn lên diễn từ hồi mới 3 tuổi ngay tại Nhà hát Lớn. Tôi thấy con mình quá may mắn bởi có những nghệ sĩ nhiều tuổi mà vẫn chưa một lần được đứng trên sân khấu Nhà hát Lớn mà con mình đã được diễn ở đó. Khi đó, bố làm chương trình nên bố cho con diễn (cười). Con tôi đóng vai học sinh nhặt được tiền rơi. Đáng lẽ phải đưa cho cô giáo theo đúng kịch bản, con lại khăng khăng đưa cho bố vì: “Bố đánh rơi nên con đưa cho bố”. Bố thì chối và bảo con phải nộp cho cô giáo, con rơm rớm nước mắt mà bảo: “Đức Hải, tiền của bố, con phải đưa cho bố”. Thế là khán giả đều biết: “À, nó là con ông Đức Hải”.
Còn quá sớm để nói chuyện có cho con theo nghiệp của bố không; bây giờ, tôi chỉ mong chúng học thật giỏi. Không cần áp lực đứng thứ nhất thứ nhì nhưng phải hiểu bài và nói ngoại ngữ chuẩn như người bản địa.
Tôi không phải ông bố hoàn hảo như mọi người nghĩ. Tôi cũng khó tính đấy nhưng không bằng mẹ bọn nhỏ. Cô ấy bắt chúng sau giờ học phải xắn áo xắn quần lau nhà, phụ mẹ cơm nước. Nhưng khi bố về thì chúng “té” hết. Tôi chiều lũ trẻ cũng một phần vì ít ở nhà, các con luôn thấy thiếu hơi bố. Khi bố về, chúng đều thích rúc vào nách bố hít hà, cười đùa chán rồi mới chịu học hay ngủ. Bản thân tôi cũng thế, đi diễn ở Nha Trang, ở trong khách sạn sang trọng, giường thơm chiếu sạch nhưng trằn trọc không ngủ được suốt 5 đêm nhưng về nhà lại ngủ lăn quay. Sáng tỉnh dậy mới nghĩ ra rằng ở khách sạn không có mùi mồ hôi, mùi nước đái của các con nên ngủ không quen.
Đức Hải và con trai.
Chỉ xin làm ông chồng trung bình khá
Vợ tất nhiên là yêu nhưng các con có sức hấp dẫn rất riêng. Trước khi làm bố, tôi sống theo kiểu “ly tâm”. Nghĩa là, tôi có thể đi ăn, đi nhậu, đi hát karaoke với bạn bè suốt ngày – ăn chơi một cách lành mạnh thôi nhưng lúc nào cũng muốn đi. Từ lúc có con, đi đâu tôi cũng ngong ngóng về nhà – một cách tự nguyện chứ không bị ai ép uổng. Đi đâu cũng muốn nhanh chóng về nhà để ôm chúng vào lòng, để thọc lét hoặc đùa nghịch với các con.
Nhưng bây giờ, các con cũng lớn rồi, cô cả nhà tôi năm nay 12 tuổi rồi, cũng đã thành thiếu nữ.
Nếu phải chấm điểm làm chồng, tôi chỉ xin điểm trung bình khá thôi. Tôi chiều vợ lắm. Đi nước ngoài là phải nghĩ tới cô ấy đầu tiên: nào là váy gì, nước hoa như thế nào cũng phải theo đúng sở thích của cô ấy. Không phải vì tôi hay đi xa, “khoán” việc nhà cho bà xã mà tỏ ra chiều chuộng để cám ơn đâu. Bạn cứ thử nghĩ xem, người phụ nữ lấy chồng rồi đẻ cho mình bốn đứa con, chăm lo chúng mỗi ngày thì cũng “tàn” đi chứ? Thời gian chăm con còn không đủ thì lấy đâu ra chăm bản thân. Như thế càng phải yêu, phải chiều người ta hơn chứ. Thế nên tôi hay rủ vợ đưa các con đi ăn nhà hàng khi có thời gian để bà xã bớt vất vả và hâm nóng không khí gia đình. Khi ở nhà, tôi cũng hay phụ vợ nấu cơm, rửa bát. Tôi nấu ngon hơn vợ là cái chắc. Hồi mới cưới, vợ tôi còn không biết rau mùi với cần tây khác nhau (cười). Cô ấy được cái rất thích tìm tòi, khám phá các món mới.
Từ trong sâu thẳm, tôi có so sánh vợ mình với “vợ người ta” chứ. Nhưng nếu mình hiểu người phụ nữ nào đã sinh con cho mình, đã hy sinh tuổi thanh xuân cho mình, mình sẽ không cần phải chơi thêm trò đuổi hình bắt bóng.
Theo Zing
Đức Hải nói về tấm ảnh hôn đàn ông ở hồ bơi
Diễn viên phủ nhận đây là chiêu PR phim, nhưng lại giấu thông tin về người đàn ông trong ảnh.
Cách đây vài ngày, khán giả xôn xao với tấm ảnh diễn viên Đức Hải "khoá môi" một người đàn ông ở hồ bơi bị tung lên mạng. Tuy bối cảnh chụp tấm ảnh là nơi quay phim Trót yêu, nhưng đây lại không phải một cảnh trong phim, càng dấy lên tin đồn Đức Hải đồng tính. Đức Hải quyết định lên tiếng, nhưng không phải để thanh minh cho giới tính của mình, mà tránh cho người thân và bạn bè những lời đàm tiếu.
Tấm ảnh Đức Hải 'khoá môi' một người đàn ông bị tung lên mạng.
- Phía ê kíp sản xuất cho biết, cảnh anh hôn người đàn ông không hề có trong phim "Trót yêu". Anh muốn nói gì về tấm ảnh này?
- Tôi nghĩ bạn đã hỏi sai người. Tôi đâu phải là người tung bức ảnh đó để có thể giải thích vì ảnh đẹp, vì khoảnh khắc kỷ niệm hay vì muốn gây sốc.
Tôi nghĩ, mình chỉ cần giải thích trong hai trường hợp. Một là với gia đình và bạn bè thân, hai là với người trả lương cho mình. Còn lại, tôi không có nhiệm vụ phải giải thích điều gì, đặc biệt là giới tính của mình.
Nếu tôi đồng tính mọi người sẽ ghét bỏ tôi, loại tôi ra khỏi cộng đồng chăng? Hay tẩy chay, không xem phim của tôi? Hôm qua, tôi đùa với một người bạn trên trang cá nhân, nhưng cũng là suy nghĩ của tôi về giới thứ ba: "Đẹp trai đồng giới thì thế giới cũng có lắm người tài, đẹp trai đến nỗi thu hút được cả hai giới thì càng hiếm. Nếu được như vậy thì tôi càng hãnh diện".
- Anh có nghĩ đến lý do tại sao mình bị tung ảnh nhạy cảm?
- Tôi không thích suy đoán mà chỉ nói những điều mình chắc chắn. Tôi cũng không trách gì Việt Trinh cả, vì cô ấy đâu phải Thánh mà "lấy thước đo được lòng người". Tôi chỉ nói ngắn gọn thế này, nhiều người cứ đòi hỏi lợi ích mà không nhìn lại xem mình có bỏ đủ công sức và làm việc hiệu quả hay không. Ngoài việc là một nghệ sĩ, tôi làm kinh doanh nhiều năm nên không nể tình và nhẹ lòng như Việt Trinh.
- Không ít người cho rằng scandal này chỉ là một chiêu PR cũ xì cho phim "Trót yêu". Anh giải thích sao?
- Nếu thù lao phim Trót yêu đủ cho tôi sống cả đời thì tôi cũng sẽ cân nhắc việc này. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Thu nhập của diễn viên nghe tưởng nhiều nhưng so với những ngành nghề khác cũng không chênh lệch là bao. Bạn nhận vài trăm triệu xong phải chi tiêu cho các khoản trong vài tháng là hết. Ví dụ, với nhân vật Huy trong Trót yêu, tôi chi hơn 200 triệu đồng để nhân vật ra chất một doanh nhân lịch lãm.
Ngoài đóng phim tôi còn là người đại diện cho nhiều thương hiệu nổi tiếng. Tôi phải cam kết trong hợp đồng là giữ hình ảnh sạch, nếu không phải bồi thường. Nếu tính toán về phương diện kinh tế, tôi có nên đánh đổi hay không?
Người thân và bạn bè của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều từ chuyện này. Họ vô tình phải nghe những lời đàm tiếu không hay. Còn tôi đã giận run người khi có một bạn trẻ vào thoá mạ tôi và Hà Anh, dù Hà Anh chẳng liên quan gì.
- Trong giới còn đồn thổi mối quan hệ của anh với một doanh nhân khác...
- Khi tôi thuyết phục anh bạn doanh nhân cho đoàn phim mượn lâu đài Tajmasago trị giá hàng triệu đô làm bối cảnh, lại có những lời đồn thổi khác. Thực ra, chúng tôi là bạn tốt suốt 15 năm nay. Cả gia đình anh ấy đều biết và quý tôi như con cháu trong nhà.
Diễn viên Đức Hải.
- Trong phim, nhân vật của anh vướng tình tay ba với hai phụ nữ, một mạnh mẽ, một ngọt ngào. Ngoài đời, anh sẽ bị "xiêu lòng" bởi người thế nào?
- Tôi yêu cả hai tính cách ấy trong một con người. Tôi thích sự mạnh mẽ, tự tin, thông minh của người phụ nữ, nhưng tôi cũng cần sự ngọt ngào, lãng mạn để cân bằng cuộc sống của mối quan hệ đôi lứa. Ngoài đời, tôi từng trải qua cảm giác hối tiếc khi bỏ rơi ai đó, nhưng chỉ khác là tôi không có mối quan hệ tình tay ba. Tôi tôn thờ chủ nghĩa chung thuỷ trong tình yêu và ngay cả trong tình cảm bạn bè.
- Ở tuổi này anh vẫn còn "lẻ bóng". Cảm giác cô đơn có thường trực trong anh?
- Tôi là người độc thân nhưng không phải người đàn ông cô đơn, vì bên cạnh vẫn còn tình yêu của gia đình và những người bạn thân.
Đời tôi có hai người phụ nữ ảnh hưởng lớn nhất, là mẹ và em gái. Họ luôn dành cho tôi tình cảm, tình yêu lớn. Tôi rất hãnh diện vì họ bản lĩnh không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội.
Theo VNE
10 mẹ kế, bố dượng mẫu mực của showbiz Mỹ Linh, Đức Hải, Andy... đều chinh phục được con riêng của bạn đời để xây đắp tổ ấm hạnh phúc. Diva Mỹ Linh Trước khi lập gia đình với Mỹ Linh vào năm 1998, nhạc sĩ Anh Quân từng sống 10 năm ở Nga, Ba Lan, Đức để học âm nhạc. Anh có cuộc tình chóng vánh với một người phụ nữ...