Đức Giáo Hoàng: Tự do ngôn luận có giới hạn
Sau cuộc tấn công khủng bố tạp chí châm biếm Charlie Hebdo của Pháp, Đức Giáo hoàng Francis đã lên tiếng bảo vệ tự do ngôn luận nhưng cũng nhấn mạnh giới hạn của nó.
Trong một chuyến đi từ Sri Lanka đến Philippines hôm 15-1, Đức Thánh Cha Francis đã đề cập đến vụ xả súng đẫm máu ở Paris hồi tuần trước và khẳng định đó là bạo lực khủng khiếp mà Thiên Chúa không thể biện minh được. Ông kiên quyết bảo vệ sự tự do ngôn luận, nhưng cũng nói rằng các tôn giáo phải được tôn trọng, tín ngưỡng của người dân không được xúc phạm hay nhạo báng.
Để minh họa cho quan điểm của mình, Giáo Hoàng Francis đã nói: “Nếu người bạn tốt của tôi, Doctor Gasparri nói xấu mẹ tôi, anh ta có thể bị trừng phạt”, nói xong ông giơ một cú đấm hờ sang người trợ lý đứng bên cạnh.
“Bạn không thể kích động. Bạn không thể xúc phạm đức tin của người khác. Bạn không thể cười đùa trên đức tin của người khác. Có một giới hạn”, Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đức Thánh Cha đang có chuyến thăm đến Philippines, đất nước đông
giáo dân Công giáo nhất châu Á
Những ý kiến của Đức Thánh Cha được đưa ra khi Pháp tổ chức tang lễ cho bốn người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của người Hồi giáo vũ trang.
Trước đó Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố sẽ bảo vệ người Hồi giáo, những người mà theo ông là nạn nhân chính của sự cuồng tín, cùng với những người thuộc các tôn giáo khác. Phát biểu tại Học viện Thế giới Ả Rập ở Paris, ông Hollande cho biết hành vi chống người Hồi giáo và chống người Do Thái đáng bị lên án và trừng phạt.
Tang lễ của Tignous – một trong những họa sĩ nổi tiếng của Charlie Hebdo
Trong một diễn biến khác, một tuần sau các vụ khủng bố đẫm máu, ấn bản mới của Charlie Hebdo tiếp tục ra sạp vào hôm 14-1, với hình ảnh trang bìa là Nhà Tiên tri Mohammed đang khóc lóc “Tôi là Charlie”, bên dưới tiêu đề “Tất cả là sự tha thứ”.
Ông Hollande tuyên bố tạp chí Charlie Hebdo đang “tái sinh” vì tất cả các sạp báo ở Paris đều bán hết ấn phẩm này trong vòng vài phút, mặc dù đã in lên đến 3 triệu bản.
Tuy nhiên, nhiều người Hồi giáo đã nổi giận vì ấn bản mới lần này, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã lên án đó là một “sự khiêu khích”. Hôm 15-1, các nhà lập pháp Pakistan đã nhất trí thông qua một nghị quyết lên án việc công bố các hình ảnh về nhà tiên tri, hàng trăm người biểu tình từ một đảng tôn giáo đã kêu gọi treo cổ người đã vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed.
Theo_An ninh thủ đô
Giáo hoàng Francis: 'Không ai có quyền đem tín ngưỡng ra làm trò cười'
Đề cập đến vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo, Giáo hoàng Francis cho rằng tự do ngôn luận cần có giới hạn, "không ai có quyền mang tín ngưỡng ra làm trò cười".
Giáo hoàng Francis tới Manila hôm 15/1 (ảnh: AP)
Phát biểu khi chuẩn bị rời Sri Lanka tới thăm Philippines hôm 15/1, người đứng đầu Tòa thánh Vatican bày tỏ: "Không ai được kích động, không ai được xúc phạm tín ngưỡng của người khác. Mỗi một tôn giáo có phẩm hạnh riêng... có những giới hạn đối với tự do ngôn luận". Để dẫn chứng, Giáo hoàng quay sang chỉ người phụ tá kế bên, giơ nắm tay và nói một cách hài hước: "nếu như bằng hữu Alberto Gasparri đây - một người bạn lớn của tôi, có nói lời xúc phạm mẹ tôi, thì tôi sẽ cho ông ta một cú đấm".
Giáo hoàng nhìn nhận, tự do ngôn luận cần phải theo nguyên tắc vì những điều tốt đẹp chung. Có một số người đặt điều nói xấu về tôn giáo này, tôn giáo khác, họ muốn làm trò cười và "đó là những kẻ kích động". Trước đó, người đứng đầu Tòa thánh cùng với bốn lãnh đạo hồi giáo hàng đầu ở Pháp đã đưa ra tuyên bố chung, lên án các vụ tấn công ở Paris, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh truyền thông cần nói về tôn giáo với thái độ tôn trọng.
Theo HT (theo Sputniknews)
baotintuc.vn
Tạp chí Charlie Hebdo ra số đầu sau vụ tấn công: Tự do đến đâu là đủ? Với hình ảnh nhà tiên tri Mohammed xuất hiện trên ấn phẩm mới nhất của Charlie Hebdo, những câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận lại được đặt ra. Theo Christian Science Monitor, trong ấn phẩm mới nhất của mình, tạp chí Charlie Hebdo đã đưa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed lên trang nhất với tuyên bố "Tôi là...