Đức gia hạn cảnh báo đi lại đối với các quốc gia ngoài EU đến cuối tháng 8
Truyền thông Đức ngày 9/6 đưa tin chính phủ nước này có kế hoạch gia hạn cảnh báo đi lại đối với hơn 160 quốc gia ngoài khu vực Liên minh châu Âu (EU) cho đến ngày 31/8 tới do lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 27/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
PV TTXVN tại Đức dẫn thông tin của hãng thông tấn DPA cho biết kế hoạch trên đã nhận được sự nhất trí từ Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ nước này. Dự kiến, Nội các Đức sẽ nhóm họp và phê chuẩn quyết định này vào ngày 10/6. Tuy nhiên, Chính phủ Đức cũng sẽ xem xét và dỡ bảo cảnh báo đi lại sớm hơn đối với một số quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 ở mức thấp.
Trước đó hôm 3/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thông báo Chính phủ Đức sẽ dỡ bỏ cảnh báo đi lại đối với các nước thành viên EU cùng với Anh, Iceland, Na Uy, Lichtenstein và Thụy Sĩ từ ngày 15/6 trong thời gian các nước này không áp đặt cấm nhập cảnh hoặc phong tỏa trên diện rộng.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Đức cho biết Đức sẽ thay thế cảnh báo đi lại bằng các hướng dẫn chi tiết, tập trung vào tình hình dịch bệnh ở từng nước. Đây sẽ là những thông tin giúp người dân có được quyết định phù hợp trong kế hoạch đi lại của mình. Bên cạnh đó, ông cũng khuyến cáo người dân không nên tới Anh nếu không thật sự cần thiết do nước này vẫn áp đặt quy định cách ly 14 ngày đối với người nhập cảnh.
Nhật muốn G7 ra tuyên bố chung về Hong Kong
Thủ tướng Nhật muốn dẫn dắt G7 ra tuyên bố chung về tình hình Hong Kong, khi Trung Quốc lên kế hoạch áp luật an ninh với đặc khu.
"Rõ ràng, chúng ta thừa nhận rằng G7 có sứ mệnh dẫn dắt dư luận toàn cầu và Nhật Bản muốn đi đầu trong việc đưa ra một tuyên bố dựa trên chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' tại Hong Kong", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu tại quốc hội Nhật Bản hôm nay.
G7 là nhóm 7 quốc gia phát triển gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh và Mỹ. Các thành viên nhóm này thay phiên nhau tổ chức hội nghị thường niên, nhằm thảo luận về chính sách và điều phối kinh tế quốc tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tháng này tuyên bố sẽ hoãn họp thượng đỉnh G7, dự định diễn ra vào tháng 6, có thể đến tháng 9 năm nay và kêu gọi mở rộng phạm vi hội nghị để mời thêm một số nước tham gia, trong đó có Nga.
Thủ tướng Abe phát biểu tại họp báo ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 25/5. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố được Thủ tướng Nhật đưa ra trong bối cảnh quốc hội Trung Quốc cuối tháng trước thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Luật mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Giới chức nhiều nước, gồm Mỹ, Anh, Nhật, Australia, Canada cũng như các nhóm nhân quyền và doanh nghiệp quốc tế bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cho rằng nó sẽ hủy hoại chính sách "một quốc gia, hai chế độ" cũng như quyền tự chủ của Hong Kong.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định luật an ninh Hong Kong là cần thiết nhằm duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cùng ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Nhật tháng trước ra tuyên bố riêng, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Hong Kong, đồng thời kêu gọi đại sứ Trung Quốc tại Tokyo truyền đạt thông điệp này. Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga "hy vọng Trung Quốc có phản ứng khôn ngoan" trong vấn đề này. Tokyo trước đó lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản, dự định vào tháng 4, nhưng đã bị hoãn vì Covid-19.
Quan hệ Đức-Mỹ chưa khi nào xuống thấp như hiện nay Từ sau Chiến tranh thế giới 2 đến nay, chưa khi nào quan hệ giữa Đức và Mỹ lại xuống đến mức thấp như hiện nay. Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Annegret Kramp-Karrenbauer ngày 8/6 cho biết, chính phủ Đức vẫn chưa nhận được sự khẳng định từ phía Mỹ rằng Mỹ sẽ rút hàng chục ngàn quân khỏi Đức trong thời...