Đức: Dự trữ khí đốt quốc gia có thể đạt mục tiêu trong tháng 10/2022
Thông báo của chính phủ ngày 29/8 cho biết Đức đang phải chạy đua để tăng kho dự trữ khí đốt trước mùa Đông tới sau khi Nga cắt giảm nguồn cung mạnh mẽ liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Trạm nén khí đốt OGE, một trong những trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu, ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, Cơ quan Mạng lưới Liên bang thông báo Đức khó có thể đạt được các mục tiêu về dự trữ khí đốt trong mùa Đông tới. Tuy nhiên, chính phủ khẳng định các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong những tuần qua cùng với việc mua khí đốt số lượng lớn của nhiều nhà cung cấp khác đã cho thấy dự trữ tăng đáng kể.
Trong tuyên bố cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck nêu rõ: “Bất chấp hoàn cảnh khó khăn… các nguồn dự trữ đang được lấp đầy nhanh hơn dự kiến”. Theo ông Habeck, với công suất dự trữ đã lên tới 82% hiện nay, mục tiêu đạt được 85% kho chứa khí đốt vào tháng 10 có thể sẽ đạt được vào đầu tháng 9.
Video đang HOT
Trước đó, để ngăn chặn nguy cơ thiếu năng lượng, từ tháng 7/2022 Đức đã đặt ra một loạt mục tiêu để các kho dự trữ khí đốt có thể đạt 95% công suất vào tháng 11. Bên cạnh đó, Chính phủ đã thông qua các biện pháp cho phép tạm thời nối lại hoạt động một số nhà máy điện than để bù đắp vào lượng thiếu hụt phát sinh sau khi Moskva cắt giảm thêm nguồn cung, đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà công cộng.
Ngoài các kế hoạch trên, Đức cũng đã chi 1,5 tỷ euro để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), trong đó Qatar và Mỹ là các nhà cung cấp chính, và 5 nhà ga để tiếp nhận khí đốt LNG qua đường biển.
Việc Nga cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang Đức trong bối cảnh xung đột Ukraine đã buộc nước này phải đưa ra quyết định tạm thời khởi động lại các nhà máy điện than. Tuy nhiên, vấn đề về cơ sở hạ tầng, thiếu hụt nhân lực và các vấn đề hậu cần đang là những yếu tố gây trở ngại lớn cho việc khởi động lại.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng mạnh trong năm nay trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ sau khi Moskva tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. Bên cạnh đó, giá khí đốt tiếp tục biến động trong những tuần gần đây khi nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu tiếp tục giảm mạnh.
Đức đang đứng bên bờ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng
Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, biên tập viên cấp cao của tờ Die Welt, một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất đất nước, cảnh báo.
"Không chỉ giá khí đốt ở gần mức cao kỷ lục, giá điện cũng đang báo hiệu tình trạng căng thẳng", ông Holger Zschaepitz, biên tập viên cấp cao về kinh tế và tài chính của nhật báo Die Welt, nhận định trên mạng xã hội Twitter.
Trong bài viết đăng kèm một biểu đồ, ông Zschaepitz chỉ ra rằng giá điện đã lên tới gần 400 euro/megawatt giờ trên sàn giao dịch năng lượng, tương đương 0,40 euro/ kilowatt giờ. Ông nhận định nếu giá tiêu dùng chịu tác động của giá thị trường, người Đức sẽ phải trả khoảng 0,80 euro/kilowatt giờ, cao hơn mức 0,30 euro hiện tại, bao gồm thuế và phí.
Giá điện ở Đức chịu ảnh hưởng bởi giá khí đốt tự nhiên - chiếm tới 15% nguồn cung điện năng của đất nước, theo thống kê chính thức. Giá khí đốt đã tăng gần gấp 4 lần trong năm nay, chủ yếu do Nga, nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu, đã cắt giảm đáng kể nguồn cung.
Cuộc khủng hoảng chi phí năng lượng đã khiến Đức phải quốc hữu hóa một phần công ty cung cấp năng lượng lớn nhất đất nước. Tuần trước, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ mua lại 30% cổ phần của Uniper sau khi công ty này đề nghị chính phủ tung gói cứu trợ, với lý do "áp lực tài chính vô cùng lớn" do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên. Uniper gần đây đã buộc phải mua khí đốt trên thị trường giao ngay với giá cao hơn nhiều để bù đắp tình trạng thiếu hụt.
Theo một báo cáo gần đây của Bloomberg, các công ty năng lượng châu Âu đang nợ chồng nợ để trang trải chi phí tăng cao, khoản nợ phải trả của họ đã lên tới trên 1,7 nghìn tỷ USD.
Số phận đồng euro phụ thuộc vào thị trường năng lượng Việc giá trị đồng euro giảm xuống dưới 1 USD lần đầu tiên sau 20 năm khiến đồng tiền này có thể ghi nhận một năm giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử, đặc biệt nếu cú sốc giá năng lượng, do căng thẳng Nga - Ukraine gây ra, đẩy khối này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài. Đồng...