Đức đối mặt với làn sóng phá sản do trừng phạt Nga
Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Hạ viện Đức Klaus Ernst cảnh báo Đức đang đối mặt với làn sóng phá sản do chính sách trừng phạt Nga.
Quảng trường ở Tuebingen, Đức. Ảnh: Reuters
Theo đài RT (Nga), trong một bài đăng trên Twitter, nhà lập pháp Đức đã nhắc lại tuyên bố trước đây của Thủ tướng Olaf Scholz rằng các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt với Nga không nên ảnh hưởng nặng nề tới châu Âu hơn đối với Nga.
“Chúng ta đã áp đặt 7 gói trừng phạt nhằm vào Nga nhưng Gazprom đang thu lợi nhuận kỷ lục. Trong khi đó, chúng ta đang bị đe dọa bởi một làn sóng phá sản. Do đó, hãy đàm phán với Nga với tinh thần cởi mở”, ông Ernst nói.
Với giá khí đốt và điện tăng cao, Đức – nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), dự kiến sẽ suy giảm vào năm 2023. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo có trụ sở tại Munich, cuộc khủng hoảng năng lượng đang tàn phá nền kinh tế Đức và có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% vào năm tới.
Đầu tháng này, chính trị gia khác của Đức, Sahra Wagenknecht, cho rằng Chính phủ nước này đã lôi kéo đất nước vào một “cuộc chiến kinh tế” toàn diện với nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Nga. Trong bào phát biểu trước Hạ viện, bà nói rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đang “tự gây tai họa” đối với chính nước Đức.
“Với giá năng lượng vượt tầm kiểm soát, nền kinh tế phát triển của Đức sẽ sớm trở thành quá khứ tốt đẹp”, nghị sĩ Wagenknecht cảnh báo và kêu gọi giới chức nên hủy bỏ các lệnh trừng phạt và tham gia vào các cuộc đàm phán với Moskva.
Theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế Đức phục hồi nhẹ và tăng trưởng 0,1% trong quý II. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong nửa cuối năm đã trở nên mờ nhạt. Lạm phát đã tăng trở lại trong tháng 8 với mức 7,9%. Trong tháng 9, gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và vé tháng phương tiện công cộng 9 euro không còn hiệu lực nên tỷ lệ lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Báo cáo cũng nêu rõ cú sốc giá năng lượng do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh đang ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế Đức.
Phương Tây quyết trừng phạt Nga nhưng lực bất tòng tâm
Những khó khăn kinh tế đang là rào cản đối với G7 để tăng cường trừng phạt Nga, giữa lúc Ukraine yêu cầu thêm vũ khí để ngăn chặn bước tiến của Moscow.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong tuần qua đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh bằng một thỏa thuận thảo luận về một loạt biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.
Tuy nhiên, cuộc họp lần này đã nhấn mạnh hạn chế của việc sử dụng những công cụ kinh tế để trừng phạt Nga, sau 4 tháng Moscow phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.
Trong khi việc chuyển giao vũ khí đã tạo ra sự khác biệt ngay lập tức trên tiền tuyến, và Ukraine đang yêu cầu thêm khí tài để đẩy lùi lực lượng Moscow, các biện pháp trừng phạt đã được chứng minh là có hiệu quả chậm.
Một vài trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã phản tác dụng, trong khi những biện pháp mới cho đến nay thì lại quá phức tạp để triển khai nhanh chóng, theo Wall Street Journal.
Giảm động lực để tăng cường trừng phạt Nga
Trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày (26-28/6), các nhà lãnh đạo G7 đã thống nhất kiên định hỗ trợ Ukraine. Họ cũng không có dấu hiệu bất đồng chính kiến trước công chúng.
Các biện pháp trừng phạt chưa từng có của G7 và các quốc gia khác nhằm vào Nga đã gây ra biến động thị trường toàn cầu và khiến chi phí năng lượng tăng.
Các nhà lãnh đạo G7 đã thống nhất cam kết ủng hộ Ukraine. Ảnh: Reuters.
Lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại và bóng ma thiếu hụt năng lượng ở châu Âu vào mùa đông này đang làm giảm động lực của phương Tây trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow.
Sự khác biệt giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đức và Nhật Bản đã khiến họ không thống nhất được các biện pháp trừng phạt mới. Nhóm này chỉ có thể thống nhất việc bắt đầu thực hiện các biện pháp từ giới hạn giá dầu đến cấm vận vàng Nga.
Khi hầu hết phương án sẵn có để ngay lập tức trừng phạt Nga đã cạn kiệt, họ chỉ còn có thể thảo luận về những phương án phức tạp và gây tranh cãi hơn.
"Chúng tôi sẽ xem xét một loạt phương pháp tiếp cận, bao gồm các phương án có thể cấm toàn diện tất cả dịch vụ cho phép vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu", thông cáo của G7 viết.
Một số quan chức và chuyên gia cho biết bất kỳ biện pháp nào được nêu trong tuyên bố của G7 đều mất nhiều thời gian để đưa vào dự thảo và áp dụng.
"Đây là một cam kết rất tham vọng, cũng như sẽ cần thêm thời gian và công sức", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói về đề xuất siết giá dầu Nga của Mỹ.
Việc các nhà lãnh đạo không thể cam kết các biện pháp chi tiết mới đã chứng minh rằng những biện pháp trừng phạt hiện tại đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của hầu hết nhà hoạch định chính sách phương Tây, John Lough, một thành viên tại Chatham House, một tổ chức tư vấn của Anh, nhận định.
"Gót chân Achilles" của các lệnh trừng phạt
John E.Smith, cựu lãnh đạo Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ, cho biết các quốc gia G7 và đối tác của họ giờ phải quyết định một chiến lược trong trường hợp việc đối đầu kinh tế với Nga kéo dài. Họ cũng phải đồng thời thuyết phục cử tri về những hậu quả có thể xảy ra, ông cho biết thêm.
Chính phủ Đức vào tuần trước đã cảnh báo về tình trạng thiếu khí đốt tiềm ẩn và khả năng hạn chế nguồn cung khí đốt cho các hộ gia đình, trong đó có cả nhiên liệu để sưởi ấm.
"Nga đặt cược rằng họ có thể chịu đựng được những tổn hại cho nền kinh tế của mình nhiều hơn mức mà Mỹ và châu Âu sẵn sàng chịu đựng", ông Smith nói.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp mặt Thủ tướng Đức Olaf Scholz bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 27/6. Ảnh: Reuters.
"Gót chân Achilles" của các lệnh trừng phạt đối với dầu khí của Nga là việc chúng chỉ có thể mang đến hiệu quả đầy đủ, nếu hầu hết thế giới cùng tham gia.
Chẳng hạn, các kế hoạch trừng phạt xuất khẩu dầu Nga đã bị ảnh hưởng khi Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác sẵn sàng mua dầu của Moscow. Doanh thu mà Nga đã đánh mất khi lượng dầu xuất khẩu giảm có thể được bù đắp bởi giá tăng.
Để mở rộng liên minh đối phó Nga trên toàn cầu, ông Scholz đã mời lãnh đạo của một số nền kinh tế mới nổi tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, Senegal và Argentina. Tuy nhiên, các khách mời thể hiện rất ít cam kết trong việc tham gia các lệnh trừng phạt, theo giới chức phương Tây.
Thủ tướng Narendra Modi nói với ông Scholz rằng Ấn Độ không thể tham gia bất kỳ nỗ lực nào đối đầu với Nga. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào chiều 27/6, khi chính phủ Ấn Độ công khai bảo vệ việc mua dầu của nước này, các quan chức cho biết.
Gustav Gressel, chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, cho biết các biện pháp trừng phạt mang tính biểu tượng, vốn đang được thảo luận, thể hiện phương Tây muốn chiến đấu trên mặt trận kinh tế, thay vì quân sự.
Các nguồn tin cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phát biểu trực tuyến tại hội nghị G7, nhắc lại yêu cầu về vũ khí hạng nặng và hệ thống phòng không trước mùa đông, khi Moscow có thể củng cố những gì họ đạt được.
Những giới hạn của cách tiếp cận trừng phạt đang khiến việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine nhận được nhiều sự chú ý. Bên cạnh đó, việc răn đe quân sự đang trở thành trọng tâm của các cuộc thảo luận quốc tế, khi hầu hết nhà lãnh đạo G7 tới Madrid (Tây Ban Nha) để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoài Nga, G7 cũng xem xét những thách thức dài hạn từ phía Trung Quốc.
Nhóm này đã đưa ra ngôn ngữ cứng rắn nhất cho đến nay đối với Trung Quốc, trong đó có việc lên án hành vi căng thẳng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
G7 cũng đưa ra một kế hoạch về cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển nhằm đối trọng sức ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường từ Trung Quốc.
Nga tung video pháo phóng loạt Grad phá hủy mục tiêu ở Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/6 công bố video hệ thống pháo phóng loạt Grad của quân đội nước này phá hủy các mục tiêu của Ukraine.
Thế giới Tuần qua: Nữ hoàng Anh qua đời; Diễn đàn Kinh tế Phương Đông diễn ra ở Nga Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời và Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Nga là hai sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua. Nữ hoàng Anh qua đời Điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã qua đời vào ngày 8/9 ở tuổi 96. Thái tử Charles, 73 tuổi, kế vị Nữ hoàng Elizabeth II cũng như trở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Quý tử nhà sao Việt mới 14 tuổi đã đẹp điên đảo, gây sốt MXH vì giống hệt Vương Nhất Bác
Hậu trường phim
23:52:26 15/04/2025
Phim Hàn hot rần rần khắp MXH Việt: Kịch bản cười lộn ruột, chỉ tức nữ chính đơ như tượng đá ngàn năm
Phim châu á
23:48:33 15/04/2025
Bé Bo nói 4 chữ với bố, cư dân mạng ào vào khen lia lịa: Chứng tỏ Hoà Minzy dạy con xịn cỡ này!
Sao việt
23:41:31 15/04/2025
Chàng trai vừa gặp đã quỳ gối cầu hôn, thành công chinh phục bác sĩ thú y
Tv show
23:35:07 15/04/2025
Tom Cruise lộ ảnh bên Ana de Armas giữa tin đồn hẹn hò
Sao âu mỹ
23:30:17 15/04/2025
Nạn nhân nữ trong vụ cháy 2 người tử vong là do quay lại lấy tài sản?
Tin nổi bật
23:27:56 15/04/2025
Sau loạt biến cố, NewJeans có thể trở lại thời kỳ đỉnh cao?
Nhạc quốc tế
23:26:06 15/04/2025
Đại úy công an hy sinh khi truy bắt người đánh bắt thủy sản trái phép
Pháp luật
23:25:33 15/04/2025
Xe động cơ đốt trong hỏng nhiều gấp đôi xe điện, có một điểm chung bất ngờ
Ôtô
23:23:12 15/04/2025
Khối tài sản ấn tượng của Park Bo Gum "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Sao châu á
23:19:51 15/04/2025