Đức đề xuất giải pháp viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Đức cho biết việc chuyển giao vũ khí hạng nặng của nước này không còn là điều “cấm kỵ”, nhưng kho dự trữ vũ khí của quân đội Đức đã “cạn kiệt”.
Xe tăng Leopard 2 của Đức. Ảnh: EPA
Theo trang tin Euractiv.de (Đức), trong bối cảnh Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày càng gây tranh cãi liên quan đến vấn đề hỗ trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine, Ngoại trưởng Annalena Baerbock ngày 20/4 nhấn mạnh rằng lô hàng vũ khí hạng nặng sẵn sàng được chuyển giao.
Trước đó, Thủ tướng Scholz nói rằng ông ủng hộ việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine bởi các đồng minh NATO, nhưng từ chối xác nhận bất kỳ hoạt động viện trợ vũ khí hạng nặng nào, như xe tăng hoặc xe bọc thép, từ Đức.
Theo Ngoại trưởng Baerbock, sự do dự trên không phải vì thiếu ý chí chính trị, mà là vì tình trạng thiếu trang thiết bị của quân đội Đức. “Các đối tác khác hiện đang cung cấp xe bọc thép (cho Ukraine). Tôi muốn nói rõ rằng đây không phải là điều cấm kỵ đối với chúng tôi”, bà Baerbock cho biết trong một cuộc họp báo ở Latvia.
Video đang HOT
Các quốc gia thành viên EU khác, như Séc, Bỉ và Hà Lan, đã tuyên bố chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trong khi bà Baerbock lưu ý rằng Đức sẽ “phối hợp hành động” với các đối tác NATO, kho dự trữ của quân đội Đức đang cạn kiệt và không có vũ khí hạng nặng nào sẵn sàng có thể viện trợ ngay lập tức.
Theo đó, thay vì cung cấp cho Ukraine các thiết bị của quân đội Đức, Kiev sẽ được phép mua thiết bị quân sự từ các nhà sản xuất vũ khí Đức như Rheinmetall và Chính phủ Đức sẽ cung cấp 1 tỷ Euro để thanh toán cho các lô hàng này.
Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được làm rõ liên quan đến việc Đức có sẵn sàng hỗ trợ Ukraine vũ khí hạng nặng hay không.
Đại sứ Ukraine tại Berlin Andriy Melnyk hôm 19/4 cho biết cam kết hỗ trợ Ukraine với các lô hàng vũ khí từ ngành công nghiệp Đức của Thủ tướng Scholz đã được đưa ra tại thủ đô Kiev, nhưng “có sự thất vọng lớn và thông báo của ông Scholz để ngỏ nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời”.
Đại sứ Melnyk cũng bác bỏ lập luận rằng các kho dự trữ của quân đội Đức đang cạn kiệt: “Lập luận rằng quân đội Đức không thể cung cấp thêm bất cứ thứ gì cho Ukraine là không thể hiểu được. Đức có hơn 100 xe tăng Marder và 800 xe bọc thép có thể được chuyển giao ngay lập tức”.
Với Đức, thay vì trực tiếp giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine, Berlin có kế hoạch hỗ trợ các nước thành viên phía Đông EU cung cấp cho Kiev các loại vũ khí có nguồn gốc từ Nga và Liên Xô, giải thích rằng quân đội Ukraine sẽ dễ dàng sử dụng các loại thiết bị này hơn.
Đổi lại, Chính phủ Đức muốn lấp đầy những khoảng trống đang xuất hiện liên quan đến trang thiết bị quân sự của các đối tác phía Đông NATO bằng vũ khí hiện đại của Đức.
“Các thiết bị và vũ khí có thể được chuyển giao nhanh chóng từ các quốc gia khác đến Ukraine và Đức sẽ ngay lập tức gửi các thiết bị thay thế tới các quốc gia này”, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nói.
Ai Cập, Đức đề cao quan hệ song phương trong duy trì ổn định Trung Đông - Bắc Phi
Ngày 12/2, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã thảo luận với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, đang ở thăm nước này, về mối quan hệ hợp tác song phương cũng như các vấn đề khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn tuyên bố của Phủ Tổng thống Ai Cập cho biết tại buổi tiếp Ngoại trưởng Baerbock, Tổng thống El-Sisi nhấn mạnh: " Ai Cập coi quan hệ đối tác với Đức là nòng cốt trong mối quan hệ của Ai Cập với châu Âu, vì Đức là quốc gia có vị thế và ảnh hưởng lớn ở châu Âu". Ông cũng đánh giá cao sự tham gia của các công ty Đức trong các dự án phát triển ở Ai Cập trong những năm gần đây, đồng thời hoan nghênh các khoản đầu tư tiếp theo của doanh nghiệp Đức vào quốc gia Bắc Phi này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Baerbock khẳng định Đức coi trọng mối quan hệ đặc biệt với Ai Cập, cho rằng mối quan hệ Đức-Ai Cập là "nền tảng cho sự ổn định và cân bằng ở Trung Đông và châu Phi".
Tuyên bố của Phủ Tổng thống Ai Cập cho biết thêm nhà lãnh đạo Ai Cập và Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh Cairo và Berlin nhất trí "tiếp tục phối hợp và tham vấn giữa hai nước nhằm đối phó với những thách thức hiện nay trong khu vực, chủ yếu là vấn đề Palestine và tình hình tại Libya" .
Chuyến thăm Ai Cập là một phần trong chuyến công du Trung Đông của Ngoại trưởng Baerbock, theo đó bà sẽ đi thăm Israel, các vùng lãnh thổ của Palestine và Jordan, với hy vọng khôi phục tiến trình hòa bình Trung Đông giữa Israel và Palestine.
Mỹ sơ tán hầu hết nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine Mỹ đã yêu cầu sơ tán hầu hết nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở Kiev, Ukraine do lo ngại nguy cơ Nga động binh với Ukraine. Đại sứ quán Mỹ ở Kiev, Ukraine (Ảnh: Getty). "Hôm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho các nhân viên không thiết yếu của đại sứ quán rời đi do tiếp tục có...