Đức đẩy sớm thời hạn áp dụng giá trần khí đốt tiêu thụ
Chính phủ Đức dự kiến áp đặt giá trần khí đốt từ tháng 1/2023, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm trung chuyển ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang tin Spiegel dẫn nguồn tin từ chính phủ Đức, người tiêu dùng sẽ được mua khí đốt với mức giá bằng mức giá trần trong tháng 1 và 2/2023. Như vậy, các hộ gia đình và các công ty nhỏ sẽ được hưởng lợi từ giá trần trong cả năm 2023 cho đến cuối tháng 4/2024.
Ngân sách chi cho biện pháp này được lấy từ chương trình “lá chắn phòng thủ” trị giá 200 tỉ euro của Chính phủ nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Việc áp giá trần khí đốt tiêu thụ là một trong các biện pháp do ủy ban gồm các chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Đức đưa ra nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng mạnh. Theo báo cáo công bố cuối tháng 10, ủy ban trên khuyến nghị chính phủ nên áp trần giá khí đốt ở mức 12 cent euro/1kWH đối với 80% mức tiêu thụ cơ bản của các hộ gia đình. Ủy ban cho rằng nên triển khai chính sách mới từ tháng 3/2023 cho đến ít nhất cuối tháng 4/2024.
Ngoài các hộ gia đình, việc áp giá trần cũng được đề xuất áp dụng cho các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp bắt đầu từ ngày 1/1/2023 với mức giá trần là 7 cent euro/1 kWh đối với 70% mức tiêu thụ cơ bản của các doanh nghiệp trong năm 2021. Tuy nhiên, để được hưởng chính sách này, các doanh nghiệp thuộc diện trên phải đáp ứng các điều kiện như đảm bảo 90% lao động trong 1 năm và duy trì các cơ sở hiện có tại Đức. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết này sẽ phải hoàn trả khoản hỗ trợ khi chương trình này kết thúc.
Ủy ban này cũng dự báo tình hình khí đốt trong mùa Đông 2 năm tới vẫn nhiều khó khăn như hiện nay, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng giá khí đốt sẽ còn duy trì ở mức cao trong vài năm tới.
Đức tiếp tục duy trì 2 nhà máy điện hạt nhân
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng bùng phát do nguồn cung của Nga bị cắt giảm gần như hoàn toàn trong tháng 9, chính phủ Đức ngày 27/9 thông báo sẽ duy trì các nhà máy điện hạt nhân ở chế độ sẵn sàng hoạt động cho đến sau năm 2022, thay vì đóng cửa như kế hoạch ban đầu.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Brokdorf ở Brokdorf, miền Bắc Đức, ngày 22/9/2010. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, hai nhà máy điện hạt nhân tại Đức sẽ được tiếp tục duy trì hoạt động đến sau năm 2022, nếu một số sự cố khiến các lò phản ứng hạt nhân của Pháp không thể cung cấp được dịch vụ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết tình hình ở nước láng giềng Pháp - nhà cung cấp điện hạt nhân ở châu Âu, hiện không tốt, thậm chí trở nên tồi tệ hơn đáng kể những tuần gần đây. Theo ông, các nhà máy hạt nhân của Pháp có thể tạo ra ít năng lượng hơn đáng kể so với dự kiến ban đầu.
Pháp, quốc gia lâu nay phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, đã gặp nhiều khó khăn sau khi một số lò phản ứng đã phải đóng cửa.
Bộ trưởng Habeck khẳng định hai nhà máy điện hạt nhân của Đức có thể sẽ vẫn hoạt động trong quý đầu tiên của năm 2023. Quyết định không chấm dứt hoàn toàn hoạt động của 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại của Đức đã làm trì hoãn kế hoạch từ bỏ điện hạt nhân dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
Đức quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt Uniper Chính phủ Đức và tập đoàn năng lượng Uniper của nước này cùng công ty mẹ ở Phần Lan - Fortum - đã đạt được thỏa thuận quốc hữu hóa trong bối cảnh Uniper đứng trước nguy cơ phá sản sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Một trạm trung chuyển...