Đức đạt thỏa thuận trao trả người nhập cư với Italy
Ngày 13/9, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer thông báo Berlin đã đạt được thỏa thuận với Rome về trao trả người nhập cư nếu những người này nộp đơn xin tị nạn ở Italy. Ông hy vọng thỏa thuận này sẽ được ký kết trong thời gian sớm nhất.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Seehofer đã thông báo thông tin trên tại phiên họp của Hạ viện Đức, đồng thời cho hay ông và người đồng cấp phía Italy sẽ cùng ký vào thỏa thuận này trong vài ngày tới. Trước đó, hồi tháng 8, Đức cũng đã đạt được thỏa thuận tương tự với Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Theo thỏa thuận này, những người di cư sang Đức qua đường biên giới với Áo mà trước đó đã nộp đơn xin tị nạn ở Hy Lạp và Tây Ban Nha có thể sẽ bị gửi trả về hai nước này trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Video đang HOT
Hiện chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang chịu sức ép giảm số người nhập cư mới đến nước này sau khi Berlin vẫn chưa giải quyết xong đơn xin tị nạn từ năm 2015-2016 lên con số kỷ lục là 1 triệu người.
Những thỏa thuận trên là một phần trong sự thỏa hiệp giữa Thủ tướng Merkel thuộc đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Bộ trưởng Seehofer, đồng thời là Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) nhằm giải quyết bất đồng liên quan đến việc trao trả những người di cư.
Đã có hơn 1,6 triệu người di cư, phần lớn trong đó trốn chạy khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông, tới Đức kể từ giữa năm 2014. Chính sách mở cửa với người di cư của chính phủ Thủ tướng Merkel đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một bộ phận không nhỏ người dân Đức và các đảng đối lập tại nước này, trong đó có đảng Sự lựa chọn vì nước đức (AfD).
Bất đồng về chính sách tị nạn của bà Merkel đã tạo cơ hội cho AfD, một chính đảng theo chủ nghĩa dân túy, lần đầu tiên giành được một số ghế trong quốc hội nước này trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi năm ngoái.
TTXVN/Báo Tin tức
Italy nói EU trừng phạt Nga là vô nghĩa
Một quan chức cấp cao của Italy nhận định rằng các lệnh trừng phạt mà liên minh châu Âu EU đang ban hành chống lại Nga hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hóa.
Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini (Ảnh: Reuters)
Trong bài phỏng vấn với RT ngày 10/9, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini cho rằng các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga hoàn toàn không có ý nghĩa trên mọi lĩnh vực.
"Kỳ bầu cử tháng 5/2019 sẽ trao cho chúng tôi một cơ hội lịch sử để có thể thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu và thay đổi quan hệ với các quốc gia nằm ngoài châu Âu. Ý tôi muốn đề cập ở đây là Nga. Tôi luôn kêu gọi chính phủ (Italy) cân nhắc các thiệt hại (vì lệnh trừng phạt Nga). Và tôi sẽ tiếp tục làm như vậy vì những lệnh trừng phạt chống lại Nga không có bất cứ ý nghĩa nào về mặt kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hóa", ông Matteo nói, đề cập tới cuộc bầu cử nghị viện EU dự kiến diễn ra vào tháng 5/2019.
Liên minh châu Âu lần đầu tiên ban hành lệnh trừng phạt Nga vào năm 2014 do cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc xung đột ở miền đông Ukraine và việc Crimea tuyên bố ly khai Kiev, tái sáp nhập Nga thông qua trưng cầu ý dân.
Nga đã nhiều lần mạnh mẽ lên tiếng bác bỏ các cáo buộc chống lại Moscow, đồng thời cũng ban hành một số động thái nhằm đáp trả liên minh châu Âu EU.
Ông Salvini là một trong những chính trị gia có quan điểm phản đối việc trừng phạt Nga. Hồi tháng 7, ông đã tuyên bố sẽ phản đối việc EU gia hạn thời gian áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga. Tuy nhiên, EC vẫn thông qua việc kéo dài các chính sách trên tới cuối tháng 1/2019
Sự thay đổi trong quan điểm của Italy bắt nguồn từ sự thành công của liên minh 2 đảng Phong trào 5 sao và Liên đoàn Phía bắc trong cuộc bầu cử Italy hồi đầu năm. Rome đã trở thành một trong những nước đầu tiên công khai ủng hộ việc hủy bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga của EU, cho rằng các biện pháp trên không mang lại ích lợi cho bất cứ bên nào, thậm chí còn gây thiệt hại cho Italy.
Đức Hoàng
Theo Dantri/Sputnik
Đức tiếp tục căng thẳng vì chính sách nhập cư Cuộc khủng hoảng của Đức về chính sách nhập cư bước vào giai đoạn quyết định hôm 18.6, khi các đồng minh cứng rắn của Thủ tướng Angela Merkel sẵn sàng ra tối hậu thư cho nhà lãnh đạo này để hoặc siết chặt quy định tị nạn hoặc đối mặt với tương lai chính trị bất ổn. Lãnh đạo CSU Horst Seehofer...