Đức đặt mua vaccine cho năm 2022
Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn ngày 30/1 thông báo nước này đang đặt mua vaccine cho năm 2022 phòng trường hợp cần sử dụng để người dân có thể hoàn toàn miễn dịch với các biến thể của virus gây đại dịch COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer- BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến, Bộ trưởng Spahn cho biết, với khả năng sản xuất đang được mở rộng, Đức đang đặt mua thêm vaccine cho năm 2022 để phòng trường hợp cần dùng tới. Ông cũng kỳ vọng đại dịch phần lớn sẽ được khống chế trong năm nay thông qua việc tiêm chủng cũng như khả năng thích ứng của vaccine với các biến thể. Ông đánh giá cao thành tựu đạt được trong việc nghiên cứu và bào chế thành công vaccine chỉ trong một năm cũng như việc xây dựng toàn bộ dây chuyền sản xuất vaccine chỉ trong ít tháng.
Bộ trưởng Spahn nhấn mạnh mục tiêu của Chính phủ liên bang Đức là hoàn thành tiêm chủng cho tất cả mọi người thuộc nhóm nguy cơ cao nhất (trên 80 tuổi) vào cuối tháng 3/2021 và điều này cũng phụ thuộc vào nguồn cung từ hạn ngạch vaccine của châu Âu. Ông cũng cho biết các nhà sản xuất vaccine chủ chốt (Biontech, Moderna và AstraZeneca) đã cam kết chuyển giao cho Đức thêm 5 triệu liều cho tới cuối tháng 2/2021. Cho tới nay, Đức đã nhận được trên 3,5 triệu liều vaccine, trong đó khoảng 2,2 triệu liều đã được tiêm cho dân chúng.
Video đang HOT
Tuyên bố trên của ông Spahn được đưa ra trong bối cảnh chính phủ các nước châu Âu đối mặt với sự chỉ trích về việc khan hiếm nguồn cung vaccine khi các công ty như AstraZeneca, Pfizer và Moderna đều thông báo cắt giảm lượng vaccine bàn giao cho các nước châu Âu. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang đối mặt với đợt phong tỏa thứ hai kể từ tháng 11/2020, trong khi số người được tiêm chủng so với số dân (2,2%) thấp hơn nhiều nếu so sánh với tốc độ tiêm chủng ở Anh (12% dân số), Israel (34%) và Mỹ (gần 7%). Phát biểu ngày 30/1, Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Peter Altmaier cảnh báo các nhà sản xuất vaccine có thể đối mặt với hậu quả pháp lý nếu không tuân thủ cam kết về số lượng vaccine bàn giao cho châu Âu.
Số liệu của các cơ quan y tế Đức thông báo tối 30/1 cho biết, trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận có thêm trên 11.100 ca nhiễm mới và 598 ca tử vong. Hiện số người còn nhiễm bệnh là 228.500 người.
10 người chết sau tiêm vaccine Pfizer
10 người, tuổi từ 79 đến 93, đều có sẵn bệnh lý nền, đã tử vong trong khoảng 4 ngày kể từ sau tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.
Chuyên gia của Viện Paul Ehrlich hôm 14/1 cho biết nguyên nhân tử vong của 10 người có thể do bệnh nền. Thời gian kể từ khi họ tiêm vaccine đến lúc qua đời dao động từ vài giờ đến 4 ngày.
Brigitte Keller-Stanislawski, người đứng đầu bộ phận an toàn dược phẩm và thiết bị y tế, nói: "Các bệnh nhân ở thể trạng cực kỳ tồi tệ, mắc nhiều bệnh nền và được điều trị giảm nhẹ từ trước. Chúng tôi đang nghiên cứu các trường hợp này. Dựa trên dữ liệu hiện tại, có thể họ chết vì bệnh lý sẵn có, vô tình trùng với thời điểm tiêm phòng".
Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân tử vong 10 người, chưa rõ có phải do vaccine hay không, hay chỉ do bệnh lý nền.
Đức khởi động chiến dịch tiêm phòng Covid-19 kể từ cuối tháng 12/2020. Đến nay, 842.000 người đã được tiêm vaccine. Đối tượng ưu tiên là người trên 80 tuổi, người già, nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên tại viện dưỡng lão.
Viện Paul Ehrlich cũng báo cáo 6 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vaccine. Đến nay, Đức ghi nhận 51 ca dị ứng nghiêm trọng và 325 người có phản ứng phụ thường gặp sau tiêm.
Bà Keller-Stanislawski cho biết những kết quả này nằm trong dự đoán, tương đồng với thống kê tiêm chủng của Mỹ.
Một lọ đựng vaccine của Pfizer được sử dụng tại Đức. Ảnh: Reuters
Hôm 4/1, bác sĩ người Mỹ Gregory Michael đã qua đời, 16 ngày sau tiêm vaccine Pfizer-BioNTech, vì xuất huyết não và đột quỵ. Hôm 12/1, Pfizer cho biết hãng đang tích cực điều tra vụ việc, song phản đối ý kiến cho rằng cái chết của bác sĩ Michael liên quan đến vaccine.
Vaccine của Pfizer được điều chế dựa trên phân tử di truyền RNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Trong thử nghiệm lâm sàng, hãng báo cáo vaccine không gặp vấn đề về an toàn. Trước khi tiến hành nghiên cứu quy mô lớn, các công ty đã thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhỏ hơn kể từ tháng 5, nhằm phát hiện phản ứng phụ tiềm ẩn. Các nhà khoa học thử nghiệm ít nhất 4 phiên bản vaccine, chọn ra loại có tác dụng phụ nhẹ và trung bình như sốt, mệt mỏi.
Đức , Đan Mạch trì hoãn liều vắc xin COVID-19 thứ 2 Ngày 4/1, Đức cân nhắc liệu có cho phép trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của vắc-xin COVID-19 của BioNTech và Pfizer trong bối cảnh khan hiếm vắc xin sau động thái tương tự của Anh vào tuần trước. Việc trì hoãn liều tiêm vắc xin COVID-19 thứ 2 đang được nhiều nước cân nhắc. Cũng ngày 4/1, Đan Mạch đã chấp...