Đức đang đứng bên bờ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng
Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, biên tập viên cấp cao của tờ Die Welt, một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất đất nước, cảnh báo.
“Không chỉ giá khí đốt ở gần mức cao kỷ lục, giá điện cũng đang báo hiệu tình trạng căng thẳng”, ông Holger Zschaepitz, biên tập viên cấp cao về kinh tế và tài chính của nhật báo Die Welt, nhận định trên mạng xã hội Twitter.
Trong bài viết đăng kèm một biểu đồ, ông Zschaepitz chỉ ra rằng giá điện đã lên tới gần 400 euro/megawatt giờ trên sàn giao dịch năng lượng, tương đương 0,40 euro/ kilowatt giờ. Ông nhận định nếu giá tiêu dùng chịu tác động của giá thị trường, người Đức sẽ phải trả khoảng 0,80 euro/kilowatt giờ, cao hơn mức 0,30 euro hiện tại, bao gồm thuế và phí.
Video đang HOT
Giá điện ở Đức chịu ảnh hưởng bởi giá khí đốt tự nhiên – chiếm tới 15% nguồn cung điện năng của đất nước, theo thống kê chính thức. Giá khí đốt đã tăng gần gấp 4 lần trong năm nay, chủ yếu do Nga, nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu, đã cắt giảm đáng kể nguồn cung.
Cuộc khủng hoảng chi phí năng lượng đã khiến Đức phải quốc hữu hóa một phần công ty cung cấp năng lượng lớn nhất đất nước. Tuần trước, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ mua lại 30% cổ phần của Uniper sau khi công ty này đề nghị chính phủ tung gói cứu trợ, với lý do “áp lực tài chính vô cùng lớn” do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên. Uniper gần đây đã buộc phải mua khí đốt trên thị trường giao ngay với giá cao hơn nhiều để bù đắp tình trạng thiếu hụt.
Theo một báo cáo gần đây của Bloomberg, các công ty năng lượng châu Âu đang nợ chồng nợ để trang trải chi phí tăng cao, khoản nợ phải trả của họ đã lên tới trên 1,7 nghìn tỷ USD.
Tổng thống Putin chỉ ra động cơ khiến Canada không trả tuabin khí đốt cho Nga
Nga đã bác bỏ lý do của Canada về việc trì hoãn trả lại thiết bị quan trọng cho đường ống dẫn khí Nord Stream 1 vận chuyển khí đốt từ Nga tới Đức.
Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), hôm 20/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ ra rằng việc giữ lại các tuabin khí đốt không liên quan gì đến các lệnh trừng phạt mà hoàn toàn vì mục đích kinh tế.
"Quyết định không trả lại tuabin khí đốt không phải do các vấn đề chính trị, cũng như chiến dịch quân sự đặc biệt của chúng tôi ở Ukraine. Động cơ này là thực dụng bởi Canada đang có kế hoạch thâm nhập thị trường châu Âu và phát triển sản xuất khí đốt trong nước", ông Putin tuyên bố tại một diễn đàn ở Moskva.
Tổng thống Putin cũng đặt câu hỏi về chất lượng bảo trì và các thông số kỹ thuật hiện tại của tuabin khí đốt này. Điều đó cho thấy việc vận chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 có khả năng đột ngột bị gián đoạn hoặc tạm ngừng.
Tuabin khí đốt do Công ty Siemens của Đức sản xuất đã được gửi đến Canada để bảo dưỡng. Tuy nhiên, những thiết bị này không được đưa trở lại Nga đúng hạn do các lệnh trừng phạt của Ottawa nhằm vào Moskva. Sự chậm trễ này đã khiến nhà điều hành khí đốt Gazprom của Nga cắt giảm 60% nguồn cung sang Đức. Sau khi đàm phán với Berlin, Chính phủ Canada đã đồng ý trả lại thiết bị này qua Đức.
Hôm 20/7, Liên minh châu Âu xác nhận tuabin khí đang trên đường đưa trở lại Nga. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết thiết bị này sẽ được trả lại đúng hạn và kêu gọi không nên lấy cớ để ngừng vận chuyển khí đốt đến châu Âu khi quá trình bảo trì đường ống Nord Stream hoàn thành vào ngày 21/7.
Canada là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ 4 trên thế giới và đang bán toàn bộ phần thặng dư cho Mỹ. Hồi tháng 3, Ottawa tuyên bố nước này có khả năng tăng xuất khẩu dầu và khí đốt để giúp cải thiện tình hình an ninh năng nượng toàn cầu.
Đức kêu gọi người dân tiết kiệm khí đốt trước lo ngại Nga cắt nguồn cung Lo ngại Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Đức đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. Trạm tiếp nhận khí đốt của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, hệ thống đường ống chạy dưới Biển Baltic từ Nga đến...